Kim Sơn: Tiềm năng phát triển và khát vọng vươn lên

Huyện Kim Sơn nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố 27km, là một huyện biển trù phú hải sản, phát triển mạnh kinh tế, văn hoá tôn giáo tín ngưỡng được bảo tồn đa dạng, giáo dục ngày càng phát triển mạnh mẽ

Với sức hút vùng đất bồi phù sa bãi biển, huyện duy nhất của tỉnh có 18 km bãi biển, với diện tích 207 km² và 172.399 người, gồm hai Thị trấn Phát Diệm; Thị trấn Bình Minh, và 25 xã. Đây là nơi hội tụ phong phú tài nguyên biển và đa dạng sinh học, phục vụ khai thác và du lịch sinh thái. Về văn hóa phi vật thể có đến 4 di tích lịch sử văn hoá xếp hạng cấp quốc gia, 17 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, còn hàng chục di tích lịch sử văn hoá khác nhau đang chờ xếp hạng; có tới 18 làng nghề được công nhận nghề truyền thống và thiên nhiên ưu đãi vùng bãi ngang - Cồn Nổi có cảnh quan tuyệt sắc mang đặc trưng riêng của vùng đất trẻ trù phú đầy nguyên sơ này. Trong nông nghiệp nông thôn phấn đấu, “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là Chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực nội tại và gia tăng giá trị sản phẩm.

Nhà thờ đá phát diệm

Nhà thờ đá có vị trí thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm, diện tích rộng khoảng 22 ha, là một quần thể kiến trúc kết hợp kiểu đình chùa phương Đông phối hợp với lối kiến trúc Gôtic (Nghệ thuật Gothic là một phong trào nghệ thuật phát triển theo nghệ thuật Rôman ở Pháp vào thế kỷ 12). Điểm chung độc đáo nhà thờ có Chiêng - Trống treo trên lầu, ao hồ ngự phía trước, Nhà thờ nhưng có mái cong đầu đao, bốn nhà thờ nằm tứ cạnh, chất liệu làm nguyên bằng đá tự nhiên và tạo tác ba hang núi đá lớn nhân tạo.

Người khởi nguồn xây dựng là cha xứ Phê Rô Trần Lục (cụ Sáu) là người có công đầu lớn lao xây dựng nên quần thể thánh đường độc đạo, độc nhất vô nhị trên vùng đất sa bồi mềm lún, không cơ giới xây dựng, mà dựa chủ yếu vào sức người, vận chuyển nguyên vật liệu bằng đường sông, không kỹ sư mà khiến cho tín hữu và du khách thập phương tới đây đều phải sửng sốt, kinh ngạc và trầm trồ và sững sờ công trình của người dân trước kiến trúc hùng tráng và oai linh. Thời gian xây dựng kéo dài 24 năm (1875 -1899). Dưới sự tác động vật lộn của thời tiết, công trình hiên ngang đứng đó tồn tại hơn 120 năm qua chưa hề nao núng và nó sẽ còn mãi đứng đó thách thức trường tồn với thời gian.

Tôn nghiêm Đền thờ Nguyễn Công Trứ

Đền thờ Nguyễn Công Trứ nằm trên địa bàn thuộc địa phận xã Quang Thiện, cách Nhà thờ đá 2,5km. Nằm dọc trên quốc lộ 10, là nơi nhân dân thờ Doanh điền Sứ Nguyễn Công Trứ. Đền kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh", Tiền đường thiết kế 5 gian, Hậu cung 3 gian chính ngự ban thờ cụ Nguyễn Công Trứ. Bên trong đặt hương án, chân giá đỡ trống, giá đỡ chiêng và 3 bức đại tự thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ, thành kính và tôn thờ của nhân dân trong vùng. Điểm độc lạ Đền thờ dùng đúng ngôi nhà do chính cụ cố Nguyễn Công Trứ xây dựng và đã sinh sống ở đó một thời gian; đền thờ được xây dựng rất sớm ngay từ khi cụ Nguyễn Công Trứ còn sống; ngôi đền phù hợp kể cả những người theo Phật giáo và Thiên chúa giáo đều đến tế lễ tỏ lòng thành kính và tri ân.

Điểm tham quan tín ngưỡng chùa Đồng Đắc - ngôi chùa cổ thời Nguyễn cổ xưa

Chùa Đồng Đắc có tên chữ là Kim Liên Tự (thôn Đồng Đắc, xã Đồng Hướng). Khi ấy một nhà sư họ Lê đã đến nơi đây xin xây dựng chùa, được Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ thuận ý và ủng hộ, tạo điều kiện nhà để nhà nho chủ động chọn một khu đất cao thoáng nhất ở trung tâm xã Đồng Đắc làm nơi xây dựng chùa. Nơi đây được coi tổ đình của huyện và tỉnh. Hàng năm đón hàng trăm nghìn phật tử đến từ mọi miền của tổ quốc, đem đếm nguồn thu đáng kể trùng tu tôn tạo chùa.

Khám phá Biển Cồn Nổi, điểm đến lý tưởng trong mùa hè sôi động

Độc đáo, phải kể đến rừng ngập mặn Thị trấn Bình Minh làm nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim di cư tự nhiên, có nhiều loại đặc biệt quý hiếm ghi trong sách đỏ. Sinh cảnh thiên nhiên phong phú đa dạng được UNESCO công nhận là vùng dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là một trong những địa điểm du lịch biển lý tưởng, cũng là một trong những vùng biển mang vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng nhiều nét dung dị, thơ mộng, lộng gió và là một trong tám Khu bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng nhất vùng châu Á - Thái Bình Dương.

Một trong cây cầu dài nhất Việt Nam vượt bãi biển hơn 6km ra đến Cồn Nổi. Ảnh: Trần Hoàn

Rượu Kim Sơn thuộc TOP 10 nổi tiếng nhất Việt Nam

Rượu Kim Sơn là loại rượu nổi tiếng, được xếp vào TOP 10 đồ uống nổi tiếng hàng đầu. Rượu được chưng cất làm từ men ủ chấu, gạo nếp và nguồn nước giếng-ao khơi gần cận núi, được nấu theo bí quyết của chính người dân làng nghề nơi đây. Rượu được đựng trong vò đất nung, bịt lá chuối và ủ dưới đất hoặc chôn trong lòng đất. Nguyên liệu chính được lấy từ gạo nếp, xã Lai Thành trung tâm rốn rượu lớn nhất của toàn huyện. Do đó, rượu để càng lâu càng ngon vì khử andehit, vừa thơm lại vừa êm dịu. Rượu khi ngâm với hoa quả hay con tắc kè, con bọ cạp, chim bìm bịp,... sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho cơ thể và chữa bệnh.

Cầu ngói Phát Diệm (hay cầu ngói Kim Sơn)

Cầu này bắc qua sông Ân ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Cầu được xây dựng vào năm Nhâm Dần 1902, với nét cổ kính, kiến trúc độc đáo “thượng gia hạ kiều” (trên nhà dưới cầu), mang giá trị nghệ thuật cao trong các loại cầu cổ Việt Nam.

Cầu ngói Phát Diệm (hay cầu ngói Kim Sơn) - Ảnh: Trần Hoàn

Đổi thay trên vùng đất mở

 Nổi bật phát triển kinh tế tốc độ tăng trưởng khá trên 7,5%; cơ cấu kinh tế đa thành phần chuyển dịch nhanh, hiệu quả cao, khai thác được nhiều tiềm năng, thế mạnh nội tại. Năm 2023, tổng thu ngân sách đạt gần 255 tỷ đồng; giá trị 1ha canh tác đạt 196 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 61 triệu đồng.

Đáng chú ý, nơi đây là vùng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất của tỉnh với các sản phẩm chủ lực như tôm, cua, ngao, hàu,… sản lượng thủy hải sản bình quân đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Các mô hình liên kết sớm ra đời, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp được hình thành phát huy hiệu quả; huyện đã từng bước xây dựng được thương hiệu gạo ST25, nếp hạt cau, hàu giống,…

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng thường trực BCA tặng hoa chúc mừng ngày thành lập huyện nhân dịp kỷ niệm 195 năm

Nông thôn mới quê hương “núi vàng”

Toàn dân hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được quan tâm sâu rộng, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc rõ rệt. Tổng kết hết năm 2023 địa bàn huyện có 02/02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu, 09 xã nông thôn mới nâng cao, 59 thôn, xóm đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Nhằm ghi nhận thành quả đã đạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Ngành công nghiệp - xây dựng, tiểu thủ công nghiệp trong huyện cũng ngày càng phát triển, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 15%/năm. Toàn huyện có 1.600 cơ sở sản xuất kinh doanh như: chiếu cói, dịch vụ, trong đó có 270 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 25 làng nghề truyền thống. Cụm Công nghiệp Đồng Hướng với kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện đại, tiếp tục được mở rộng, góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động dôi dư. Cụm công nghiệp Xuân Chính, Chất Bình, khu công nghiệp Kim Sơn đã được quy hoạch. Giá trị xuất khẩu bình quân đạt từ 15-20 triệu USD/năm.

Huyện nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh, cùng nỗ lực quyết tâm cùng Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ hiện đại. Hiện tại 25/25 xã thị trấn có nhà văn hóa, 298/298 nhà văn hóa thôn, xóm, khối, phố; trên 90% đường giao thông nông thôn đã được bê tông cứng hóa; nhiều công trình giao thông, thủy lợi với quy mô lớn, hiện đại đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Cùng với những thành công chung của huyện, không thể bỏ qua những đóng góp xây dựng nhiều mặt của các doanh nhân sinh hoạt ở ngôi nhà chung Hội đồng hương Kim Sơn tại Hà Nội và trên mọi miền tổ quốc. Tính đến 2023 tổng số tiền kêu gọi đóng góp từ các nguồn xã hội hóa trên 300 tỷ, dấu ấn xây cổng trào vào bậc kiên cố và hùng vĩ thuộc nhóm đầu Miền Bắc, chi phí 7 tỷ nguồn xã hội hóa. Đặc biệt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho người có công được quan tâm. 

Bí thư Huyện ủy Kim Sơn Mai Khanh (thứ 3 tay phải vào), Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn Trần Xuân Trường (thứ 2 tay phải vào) tặng hoa BLL Hội đồng hương Kim Sơn tại Hà Nội gặp mặt đầu xuân 2024

Lĩnh vực thông tin tuyên truyền

 Phong trào hiến tặng giác mạc được đông đảo nhân dân hưởng ứng, nhất là đồng bào Công giáo tham gia nhiệt huyết, là địa phương dẫn đầu toàn quốc với trên 10.000 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, trên 400 người tự nguyện hiến giác mạc. Công tác đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc người có công, các gia đình chính sách được quan tâm thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 chỉ còn 2,71%, cận nghèo 3,24%.

Phát huy truyền thống tốt đẹp của huyện anh hùng, với những thành tích và khát vọng to lớn đã đạt được qua nhiều thời kỳ, trong thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong huyện sẽ tiếp tục đoàn kết chặt chẽ sâu rộng, vượt qua nhằm đẩy lùi mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, đồng lòng xây dựng Kim Sơn (Núi Vàng) vững về hệ thống chính trị, giàu mạnh về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng và đẹp về nếp sống văn hoá tôn giáo tín ngưỡng, xứng với truyền thống tầm vóc vẻ vang của quê hương trong suốt 195 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.


Ảnh: Cổng chào Huyện Kim Sơn - Ninh Bình

TRẦN QUỐC HOÀN - VŨ THANH HUYỀN