Hội nghị tập huấn nghiệp vụ trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên
Sáng 15/6, TANDTC tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức TAND, TAQS các cấp về chủ đề Kinh nghiệm quốc tế trong việc giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên.
Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ dự chủ trì hội nghị. Cùng dự tại điểm cầu trung tâm có các thành viên Hội đồng Thẩm phán TANDTC, lãnh đạo một số đơn vị, Thẩm tra viên, Thư ký viên TANDTC.
Về phía các chuyên gia có: Giáo sư, Tiến sỹ Georg-Friedrich Güntge - Giáo sư luật (luật hình sự) tại Đại học Kiel, Trưởng công tố viên của Tổng chưởng lý bang Schleswig-Holstein, Cộng hòa Liên bang Đức và bà Annette Eisenhardt, LL.M, Thẩm phán tại Tòa án Quận Berlin Tiergarten, Luật hình sự vị thành niên (JGG).
Phó Chánh án thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ phát biểu khai mạc cho biết, một trong những nỗ lực của TANDTC góp phần bảo vệ người chưa thành niên tham gia tố tụng tại Toà án là công tác hoàn thiện thể chế, ban hành văn bản pháp luật. Người chưa thành niên là những người chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất, tâm sinh lý cũng như nhận thức, chưa tự bảo vệ mình tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ và rất dễ bị tổn thương, tác động tiêu cực trong quá trình tố tụng. Do đó, cần có cơ chế đặc thù, phù hợp, đòi hỏi Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Toà phải có những yêu cầu đặc biệt nhất định phù hợp với lứa tuổi, trình độ nhận thức và sự phát triển về mặt tâm sinh lý của người chưa thành niên.
Phó Chánh án thường trực TANDTC Nguyễn Trí Tuệ Phát biểu tại hội nghị
Trong thời gian qua Việt Nam đã từng bước hình thành hệ thống pháp luật về tư pháp người chưa thành niên với nhiều đạo luật và các văn bản dưới luật, hệ thống cơ quan bảo vệ trẻ em, người chưa thành niên, đặc biệt là hệ thống Tòa gia đình và người chưa thành niên từng bước được kiện toàn. Dự kiến trong năm 2024, Quốc hội sẽ thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên, thể hiện cam kết quốc tế của Việt Nam đối với tư pháp người chưa thành niên.
Giáo sư, Tiến sỹ Georg-Friedrich Güntge phát biểu tại hội nghị
Giới thiệu chung về hệ thống Tòa án và đặc điểm chính của thủ tục tố tụng hình sự Đức, Giáo sư, Tiến sỹ Georg-Friedrich Güntge cho biết Đức là nhà nước Liên bang, do vậy, hệ thống tòa án được tổ chức tại cấp Liên bang và cấp Bang. Đức có 05 hệ thống tòa án chuyên biệt, bao gồm: Tư pháp, Lao động, Hành chính chung, Hành chính, Xã hội.
Về hình sự, tòa án cấp cao của bang xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về khủng bố. Thông thường mỗi bang có một tòa án cấp cao của bang, cá biệt có một số bang có 2 hoặc 3 tòa án cấp cao.
Ở cấp Liên bang, tòa án xét xử dân sự và hình sự có tên gọi là Tòa án Liên bang về hình sự và dân sự (Bundesgerichtshof). Về hình sự, Tòa án Liên bang là Tòa án phúc thẩm của Tòa án cấp cao của các Bang về các tội liên quan đến tội khủng bố, và xét xử sơ trung thẩm các vụ về an ninh quốc gia.
Các đặc điểm chính của thủ tục tố tụng hình sự ở Đức như thẩm quyền xét xử của Toà án: những vụ án hình sự có liên quan với nhau mà từng vụ án riêng lẻ thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án ở các cấp khác nhau thì có thể được cùng một Toà án cấp cao xét xử. Các vụ án hình sự có liên quan thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án hình sự đặc biệt.
Nơi xét xử sẽ được tổ chức tại Toà án khu vực nơi tội phạm đã được thực hiện hoặc cũng có thể được tiến hành tại Toà án khu vực nơi bị cáo cư trú tại thời điểm bị truy tố. Nếu bị cáo không có nơi ở cố định thì việc xét xử có thể được tiến hành tại nơi thường trú và, nếu không xác định được nơi thường trú, thì tại nơi ở cuối cùng của người đó trước khi bị bắt, giữ.
Bà Annette Eisenhardt, LL.M, Thẩm phán tại Tòa án Quận Berlin Tiergarten, Luật hình sự vị thành niên (JGG) cho biết Mục đích và tư tưởng giáo dục của JGG hướng tới là sự phòng ngừa, không phát sinh tội phạm mới và sự phát triển tích cực của người vị thành niên với phương tiện là lấy tư tưởng giáo dục làm định hướng cho toàn bộ quá trình truy tố, bao gồm cả hậu quả pháp lý.
Bà Angela Lummel, Trưởng Bộ phận Châu Á, Quỹ Hợp tác quốc Đức về pháp luật phát biểu tại hội nghị
Theo JGG, Người chưa thành niên là người từ 14-17 tuổi, trách nhiệm hình sự bắt đầu tính từ tuổi 14 (Điều 19 BLHS – Điều 40 III Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em UNCRC), nhưng bắt buộc kiểm tra cá nhân về mức độ trưởng thành xét theo luật hình sự (Điều 3 JGG). Với người mới thành niên từ 18-20 tuổi, có hạn chế về Chế tài theo JGG phụ thuộc vào kết quả suy xét từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, xét về mức độ phát triển về đạo đức và trí tuệ, người mới thành niên ở thời điểm phạm pháp có thể coi là người chưa thành niên. Quan trọng nhất là, liệu đó có phải là một người chưa có tính cách ổn định, đang phát triển, có thể tác động được, năng lượng phát triển vẫn còn hiệu quả ở mức độ lớn hơn hay không.
Bên cạnh đó, JGG có Bộ phận hỗ trợ tòa án người chưa thành niên được đảm nhận bởi các Phòng phúc lợi thanh thiếu niên, hợp tác với các tổ chức dân sự hỗ trợ thanh thiếu niên. Có nhiệm vụ Hỗ trợ người chưa thành niên, Hỗ trợ người chưa thành niên đưa ra quyết định, Chăm sóc, Tư vấn và giám sát các chế tài ngoại trú đối với người chưa thành niên.
Hệ thống chế tài đối với tội phạm chưa thành niên trong tương quan với pháp luật hình sự chung (Chế tài theo JGG - Điều 40 IV UNCRC): Thay vì phạt tiền và phạt tù trong luật hình sự cho người trưởng thành, JGG có hệ thống chế tài riêng như: Giáo dục cải huấn (Điều 9 trở đi trong JGG), Cải tạo (Điều 13 trở đi trong JGG), Phạt giam chưa thành niên (Điều 17 trở đi trong JGG). Khi lựa chọn biện pháp chế tài phải chú trọng nhu cầu giáo dục của biện pháp và nguyên tắc tương xứng.
Hội nghị xem phim giới thiệu thủ tục xét xử hình sự người chưa thành niên – Vụ án “Cướp áo khoác hàng hiệu và hậu quả": Phiên xét xử chính trong tố tụng hình sự người chưa thành niên
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế của Đoàn công tác của TANDTC tại Cộng hòa liên bang Đức thấy rằng nhiều chế định về người chưa thành niên của Đức rất tiến bộ cần được học hỏi, rút ra bài học quý. Cũng nhân chuyến làm việc này, TANDTC đã đề nghị Đức hỗ trợ xây dựng một bộ phim làm tài liệu học tập cho các khóa đào tạo pháp lý ban đầu và bồi dưỡng nâng cao về kỹ năng giải quyết các vụ án liên quan đến người chưa thành niên được thực hiện tại các Tòa án Đức. Bộ phim đề cập đến một vụ án hình sự hư cấu trước Tòa án Đức, trong đó hai thanh niên bị xét xử trước Tòa án vị thành niên về tội cướp tài sản và hành vi gây thương tích nguy hiểm. Đến nay, bộ phim này đã được hoàn thành.
Bài liên quan
-
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
-
Tòa án nhân dân tối cao kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc về đột phá khoa học, chuyển đổi số quốc gia
-
TAQS Quân khu 9 tổ chức Hội nghị triển khai công tác Tòa án quân sự năm 2025
-
Hội nghị triển khai công tác Tòa án quân sự năm 2025
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
Bình luận