Lan tỏa phát triển nông nghiệp hữu cơ: Trước hết cần làm thay đổi nhận thức của người nông dân
Là doanh nghiệp tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ (NNHC) với hành trình hơn 22 năm, đến thời điểm hiện hại có thể khẳng định Tập đoàn Quế Lâm đã có những đóng góp rất lớn vào thành tựu của ngành nông nghiệp. Thực hiện Đề án phát triển NNHC giai đoạn 2020 - 2030, Tập đoàn Quế Lâm cam kết là hạt nhân dốc sức đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp hữu cơ mà Chính phủ, Bộ NN&PTNT đề ra.
Lãnh đạo Tập đoàn Quế Lâm kiểm tra mô hình liên kết trồng dưa hấu hữu cơ với tập đoàn tại Sóc Trăng
Sau hơn 30 năm miệt mài với NNHC, với ngọn lửa từ người đứng đầu, Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Hồng Lam, đến nay Quế Lâm đã xây dựng được một hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn gắn kết giữa trồng trọt và chăn nuôi.
Hệ sinh thái đó bao gồm 14 đơn vị thành viên hoạt động xuyên suốt chiều dài đất nước, sang cả Campuchia và Lào, 8 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hàng nghìn mô hình liên kết với nông dân các tỉnh thành và đặc biệt là tổ hợp 4F ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, tổ hợp 4F đầu tiên ở Việt Nam.
Điều quan trọng là với sự bền bỉ, kiên định trên hành trình làm NNHC, Tập đoàn Quế Lâm đã góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý đối với lĩnh vực này. Nếu như năm 2018 mới chỉ có 32 tỉnh đồng hành cùng Quế Lâm trên diện tích gần 60.000 ha các loại cây trồng thì đến năm 2023 đã có gần 60 tỉnh thành cùng vào cuộc trên diện tích hơn 100.000 ha. Đây là những kết quả rất đáng mừng, cho thấy nhận thức về một nền NNHC đã làm thay đổi cục diện sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
Nông dân Bắc Giang liên kết trồng bưởi hữu cơ với Tập đoàn Quế Lâm
Theo ông Nguyễn Hồng Lam, cuộc hành trình của Quế Lâm là hành trình xây dựng lòng tin với Đảng, Nhà nước, các cơ quan quản lý, các nhà khoa học và người nông dân. “Chúng tôi luôn tâm niệm làm gì thì làm nhưng phải đảm bảo được đầu vào và đầu ra, đảm bảo được lợi ích kinh tế, môi trường, sức khỏe cho bà con nông dân. Đặc biệt đối với khu vực miền núi, đa phần là những vùng đất cách mạng lại càng phải quyết tâm để xây dựng lòng tin, để nhau cùng phát triển. Chúng tôi xem đó là trách nhiệm, đồng thời là sự tri ân đối với họ”, ông Lam nhấn mạnh.
Ông Lam cho biết, cùng một lúc Quế Lâm phải làm ba việc.
Một là tuyên truyền để người nông dân thay đổi nhận thức, đây là vấn đề hết sức khó khăn do thói quen canh tác của bà con nông dân thích làm những cái nhanh nhất, dễ nhất.
Hai là phải tính toán giúp người nông dân bài toán kinh tế, đầu vào, đầu ra, lợi nhuận của họ được bao nhiêu. Phải có lời giải hiệu quả cho bài toán đưa cho người nông dân thì họ mới theo, phải dạy cho họ làm kinh tế.
Thứ ba là dạy cho người nông dân về khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất. “Chúng tôi sống nhờ người nông dân nên trước hết người nông dân phải có hiệu quả”, ông Nguyễn Hồng Lam nói.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận