Thừa Thiên Huế: Cứu hộ tiếp cận điểm sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3 và Trạm kiểm lâm số 7

Sau gần một ngày một đêm (từ tối 13/10 – đến chiều 14/10) các đội cứu hộ trực thăng của không quân của QK5, lực lương công binh QK4, Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế, và lực lượng quân sự tỉnh, kiểm lâm, chia ra 3 mũi để tiếp cận hiện trường.

Sáng 14/10 các lực lượng cứu hộ triển khai 3 mũi: đường không (máy bay trực thăng), đường thủy và đường bộ, Trong buổi sáng, máy bay đã tiếp cận, phát hiện và cứu trợ lương thực thực phẩm cho những người đang gặp nạn tại thủy điện Rào Trăng 3 (20 túi hàng nhu yếu phẩm)

Đoàn tìm kiếm do lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh, Kiểm lâm (khoảng 60 người) đã tiếp cận Thủy điện Rào Trăng 4 bằng thuyền máy, ca nô… Đoàn mang theo các nhu yếu phẩm để tiếp tế cho những người bị mắc kẹt tại Thủy Điện.

Sau gần 1g di chuyển đường thủy đã tiếp cận được với Thủy điện Rào Trăng 4, rồi tiếp tục di chuyển để tiếp cận Rào Trăng 3.

Hơn 3g tìm kiếm đã phát hiện 1 thi thể nam; hiện đã được di chuyển về bệnh viện Đa khoa Bình Điền để thực hiện các thủ tục pháp y và xác nhận danh tính. Đồng thời tổ chức di chuyển 19 công nhân, chuyên gia của Rào Trăng 3 và Rào Trăng 4 về trụ sở công ty tại khu đô thị An Cựu City, thành phố Huế (sức khỏe ổn định, trong đó có 02 người Ấn Độ).

Trạm Kiểm lâm số 7 bị san phẳng, khiến công tác tìm kiếm nạn nhân rất khó khăn

Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đã huy động hàng chục xe cơ giới và xe đặc chủng để mở đường vào điểm sạt lở. Đến 12g30 trưa ngày 14/10, lực lượng tìm kiếm đã tiếp cận được hiện trường điểm sạt lở tại trạm quản lý bảo vệ rừng tiểu khu 67.

Công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang diễn ra khẩn trương

Đến 16g cùng ngày các lực lượng cứu hộ đã khôi phục kết nối liên lạc với Thủy điện Alin B2, hiện toàn bộ 14 công nhân của Thủy điện Alin B2 đều an toàn.

Hiện nay công tác cứu hộ những người mất tích gặp nhiều khó khăn, do tại 2 điểm sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, hàng ngàn mét khối đất đá vùi lắp lên nhà điều hành, nơi có 17 công nhân đang trú ngụ tối 11/10 đã bị đất đá sạt lỡ “cuốn trôi” (anh H người thoát nạn trong gan tất kể lại) trong đêm dầy từ 3m đến 5m, đội cứu hộ đưa chó nghiệp và máy múc vào nhưng vẫn chưa tìm thấy thêm được nạn nhân nào.

Tại điểm trạm kiểm lâm số 7, thuộc tiểu khu bảo vệ rừng 67, nơi đoàn trinh sát cứu hộ 13 người do thiếu tướng Nguyễn Văn Man (Phó tư lệnh QK4) và Đại tá Nguyễn Hữu Hùng (Cục phó, cục cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham Mưu – Bộ QP)  dẫn trú ngụ qua đêm tối 12/10 cũng bị đất đá san phẳng vào lúc rạng sáng.

Với địa hình phức tạp đồi núi hiểm trở tại 2 điểm sạt lở, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn, do lớp bùn đá quá dày (dày 3 đến 5m tại 2 điểm sạt lở) nên công tác cứu hộ rất khó khăn và chậm.

Sáng 15/10, một lãnh đạo tỉnh cho biết sẽ điều cơ giới vào để công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn tích cực triển khai với quyết tâm tiếp cận và đưa các nạn nhân ra khỏi vùng sạt lở trong thời gian nhanh nhất.

ĐINH TUẤN