Một số bất cập trong quy định về giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố
Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố, hiện có những bất cập trong quy định của pháp luật.
Thứ nhất, trong BLTTHS 2015 mặc dù có đề cập đến vấn đề giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố, tuy nhiên lại không có điều nào quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết. Cụ thể:
Tại khoản 2 Điều 469 BLTTHS 2015 quy định: Đối với cáo trạng hoặc quyết định truy tố nếu có khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị thì giải quyết theo quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của Bộ luật này.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu, tìm hiểu, rà soát các quy định tại các chương XXI, XXII, XXIV, XXV, XXVI và XXXI của BLTTHS 2015 thì lại không có đề cập đến vấn đề này.
Thứ hai, ngày 05/9/2018 VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ NN và PTNT đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018 quy định việc phối hợp thi hành một số quy định của BLTTHS về khiếu nại, tố cáo, thay thế Thông tư liên tịch số 02/2005 cũ. Tuy nhiên Thông tư cũng không áp dụng đối với giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố. Tại khoản 2 Điều 1 TTLT 02/2018 quy định: Thông tư liên tịch này không áp dụng đối với khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị quy định tại khoản 2 Điều 469 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Thứ ba, theo quy định tại Hướng dẫn số 04/HD-VKSTC ngày 05/01/2018 của VKSNDTC hướng dẫn công tác kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2018 thì: Thực hiện khoản 2 Điều 469, khiếu nại cáo trạng, quyết định truy tố thì không áp dụng quy định về giải quyết khiếu nại theo Chương XXXIII mà xử lý, giải quyết theo quy định tại các Chương tương ứng. Vì vậy, khi nhận được khiếu nại đối với các quyết định này, Đơn vị 12 chuyển đến đơn vị nghiệp vụ của cấp mình hoặc Viện kiểm sát đã ban hành quyết định đó để xem xét theo hồ sơ vụ án và ban hành công văn trả lời trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định trên thì hình thức giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố là trả lời bằng công văn, không cần ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại.
Theo tác giả, quy định như vậy là không hợp lý, mặc dù theo hướng thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn truy tố, xét xử nhưng đối với cáo trạng, một văn bản quan trọng trong tố tụng thì việc giải quyết bằng “Công văn trả lời” liệu có thực sự bảo đảm? Bên cạnh đó, trong văn bản hướng dẫn cũng không có quy định cụ thể về thời gian, trình tự, thủ tục giải quyết đối với vấn đề này.
Tác giả cho rằng đây là một là một vấn đề quan trọng, cần phải được kiến nghị bổ sung thêm điều luật quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với cáo trạng, quyết định truy tố.
TAND tỉnh Hưng Yên mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án bắt giữ người trái pháp luật – Ảnh: P2 VKSND HY
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận