Một số sai sót cần rút kinh nghiệm trong giải quyết vụ án hành chính
Bài viết của tác giả tổng hợp một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án hành chính thông qua công tác xét xử phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và công tác giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao(*).
1. Không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng trong vụ án.
* Vụ án thứ nhất: ông Bùi L (con của bà Nguyễn Thị B) khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết định thu hồi đất và thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 952/QĐ-UBND ngày 05/7/2002 của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện H, tỉnh B; Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 6405/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của Chủ tịch UBND huyện H và yêu cầu khôi phục lại quyền sử dụng đất hợp pháp của bà B đối với 4,2 ha đất nông nghiệp tại thôn 2, xã H. Án sơ thẩm tuyên bác yêu câu khởi kiện của ông L. Bản án hành chính phúc thẩm ngày 29/8/2018 của TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên hủy án sơ thâm đề xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm không đưa bà Lê Thị N vào tham gia tố tụng, bởi lẽ diện tích đất 4,2 ha đã được UBND huyện Hàm Thuận Bắc cấp cho bà Lê Thị Nhung vào năm 2007 và hiện nay bà Nhung vẫn đang quản lý, sử dụng. Tòa án cấp sơ thẩm không đưa bà Nhung vào tham gia tố tụng, làm cho bà Nhung không thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của đương sự theo quy định tại Điều 55 Luật Tố tụng hành chính (TTHC) năm 2015.
* Vụ án thứ hai: Ông Huỳnh D khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy một phần Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất số 3384/GÐ- UBND ngày 30/10/2015 của UBND huyện C, đối diện tích là 27,63m2, Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả số 2221/QĐ- KPHQ ngày 05/7/2016 có nội dung buộc ông D phải tháo dỡ vật kiến trúc trên phần đất lần chiếm có diện tích 36m2 và Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sô 2961/QĐ-CC ngày 04/10/2016 của Chủ tịch UBND huyện C. Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2017/HC-ST ngày 23/2/2017 của TAND thành phố C quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông D. Bản án hành chính phúc thẩm ngày 10/9/2018 của của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm đề xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Theo tài liệu có tại hồ sơ, diện tích 27,63 m2 đất ông D được giao theo Quyết định số 3384 thuộc một phần diện tích 11. 695m2 do UBND huyện T, nay là huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 4751/GCN/RĐ.TH ngày 29/3/1991 cho UBND xã Trung H nhưng Tòa án sơ thẩm không đưa UBND xã Trung H tham gia tố tụng với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan để làm rõ quá trình UBND xã Trung H quản lý phần đất này thế nào, quản lý trên hồ sơ địa chính hay trên thực địa, có giao cho ông D sử dụng không, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án.
* Vụ án thứ ba: ông Nguyễn Tr khởi kiện UBND huyện H, tỉnh B yêu cầu Tòa án hủy Quyết định giao đất số 2848/QĐ-UBND và GCNQSDĐ số BQ 514104 cùng ngày 28/02/2014 của UBND huyện H cấp cho ông Huỳnh T: buộc UBND huyện H công nhận diện tích đất 12.125,6m” (đã cấp GCNQSDĐ cho ông T) cho vợ chồng ông Tr. Bản án hành chính sơ thẩm số 11/2017/HC-ST ngày 26/7/2017 của TAND tỉnh B tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Tr, hủy một phần Quyết định giao đất số 2848/QĐ-UBND và hủy một phần GCNQSDĐ số BQ 514104 cùng ngày 28/02/2014 của UBND huyện H đối với phần diện tích 12.125,6m2 đã cấp cho ông T. Bản án hành chính phúc thẩm của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: GCNQSDĐ số BQ 514104 ngày 28/02/2014 đã thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay 200 triệu đồng của ông T tại Quỹ tín dụng nhân dân Hàm N. Nội dung này ông T trình bày tại phiên tòa sơ thẩm. Lẽ ra Hội đồng xét xử sơ thẩm phải hoãn phiên tòa đề xác minh, nếu đúng thì phải đưa Quỹ tín dụng tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhưng Tòa án sơ thẩm vẫn xét xử và tuyên án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2. Không xem xét các quyết định hành chính có liên quan đến quyết định hành chính bị khởi kiện
Vụ án: ông Huỳnh Đ khởi kiện yêu cầu hủy GCNQSDĐ số CE 629835 ngày 15/11/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B cấp cho bà Huỳnh Thị Đẹt đối với 12.902 ,2 m2 nông nghiệp thuộc ấp An N, xã An T, huyện Th, tỉnh B. Án sơ thẩm tuyên chấp nhận cầu khởi kiện của ông Đ, hủy GCNQSDĐ số CE 629835 ngày 15/11/2016. Bản án hành chính phúc thẩm số 480/2018/HC-ST ngày 20/11/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét quyết định hành chính (QĐHC) có liên quan, bởi lẽ thửa đất này đã được UBND huyện Th cấp GCNQSDĐ số BD770032 ngày 04/10/2012 cho bà Nguyễn Thị R (mẹ ông Đ và bà Đt). Ngày 29/01/2016, bà R lập hợp đồng tặng cho toàn bộ diện tích đất này cho bà Đt, đến ngày 01/02/2016 bà Đt đăng ký biến động nhưng vợ chồng ông Huỳnh Đ làm đơn ngăn chặn vì cho rằng trong 12.902,2 m2 bà R tặng cho bà Đt thì có 4.524 m2 đất cấp chung cho hộ gia đình, 7.468 m2 là do ô ông vợ chồng ông Đ tự khai phá và nhận chuyên nhượng của người khác, chỉ có 910m2 đất thuộc quyền sử dụng riêng của bà R. Tuy việc tặng cho có tranh chấp nhưng ngày 14/3/2016 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B vẫn cấp GCNQSDĐ số CA 773157 cho bà Đt đối với toàn bộ diện tích 12.902,2 m2 được bà R tặng cho. Trên cơ sở đó Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Th thu hồi GCNQSDĐ số BD770032 ngày 04/10/2012 của bà R. Đến ngày 02/11/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường lại ban hành Quyết định số 501/QĐ-TNMT thu hồi GCNQSDĐ số CA 773157 ngày 14/3/2016 đã câp cho bà Đt với lý do có tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Ráy với ông Được và ngày 15/11/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh B cấp GCNQSDĐ số CE629835 cho bà R với lý do GCNQSDĐ cũ bị hư hỏng. Trong quá trình giải quyết yêu cầu khởi kiện hủy GCNQSDĐ sô CE629835, Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét các QĐHC có liên quan gồm: Quyết định thu hồi GCNQSDĐ SỐ 501/QĐ-TNMT và GCNQSDĐ số CA773157 ngày 14/3/2016 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật TTHC năm 2015, nên không đưa bà Đt vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đây là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Đt.
3. Vi phạm quy định về nhập vụ án hành chính
Vụ án: Hộ Tạ Hữu D, Trịnh Văn Q, Vũ Xuân C, Hoàng Văn L, Phạm Tuấn H, Nguyễn Văn C, Trần Thị T, Nguyễn Thị Y, Võ Thị G khởi kiện các quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện B và Chủ tịch UBND tỉnh P về việc không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất nằm trong hành lang lộ giới khi thực hiện Dự án mở rộng tuyên đường L – B. Án sơ thẩm tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện. Bản án hành chính phúc thẩm ngày 29/8/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm nhập chung giải quyết một vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của 09 hộ dân, trong khi 09 hộ dân khởi kiện yêu cầu hủy các QĐHC độc lập, khác nhau, vi phạm khoản 1 Điều 35 Luật TTHC năm 2015: “Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết bằng một vụ án hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Các vụ án thụ lý riêng biệt chỉ có một người khởi kiện đối với nhiễu QĐHC, hành vi hành chính đều do một cơ quan, tổ chức hoặc một người có thẩm quyên trong cơ quan, tổ chức ban hành, thực hiện và có mối liên hệ mật thiết với nhau hoặc các vụ án thụ lý riêng biệt có nhiều người khởi kiện đối với cùng một ODHC hoặc hành vi hành chính; b) Việc nhập hai hay nhiều vụ án hành chính thành một vụ án hành chính phải bảo đảm việc xét xử được nhanh chóng, hiệu quả, triệt đề và không vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử. Mặt khác, GCNQSDĐ (giấy trắng) của 09 hộ dân được cấp năm 1991 chỉ thể hiện con đường rộng 10m, không có hành lang lộ giới. Đến ngày 10/3/1998 UBND tỉnh P mới ban hành Quyết định sô 25/1998/QĐ-UB quy định về lộ giới, vì vậy việc không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất cho 09 hộ bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án mở rộng tuyến đường L – B là không phù hợp với Luật Đất đai. Bên cạnh đó, khi thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện hủy 09 quyết định giải quyết khiếu nại ngày 28/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh P, TAND tỉnh P không xem xét các QĐHC có liên quan gồm: 09 quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu ngày 09/3/2012 của Chủ tịch UBND huyện B và 09 quyết định giải quyết khiếu nại lần hai ngày 25/5/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh P là vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật TTHC năm 2015. Do không xem xét các QĐHC có liên quan nên án sơ thẩm cũng không đưa Chủ tịch UBND huyện B tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện không đúng do xác định thời hiệu khởi kiện không đúng quy định của pháp luật.
* Vụ án thứ nhất: ông Dương H, bà Phạm L khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết định cấp GCNQSDĐ sô 840/QĐÐ- UBND ngày 24/9/2010 của UBND huyện Đ, tỉnh L về việc cấp quyền sử dụng đất cho ông Dương N; GCNSDĐ số BC 204021 ngày 24/9/2010 của UBND huyện Đ cấp cho ông N đối với 300 m2 đất ở và 888 m2 đất trồng cây lâu năm và các GCNQSDĐ số BR 338040, BR 338041, BR 338042, BR 338043, BR 338044 cùng ngày 25/12/2013 (trên cơ sở tách thửa từ GCNQSDĐ số 904091 của ông N); Quyết định giải quyết kiến nghị số 837/QĐ-UBND ngày 24/9/2010 và Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854/QĐ-UBND ngày 16/ 10/2014 của Chủ tịch UBND huyện Đ. Án sơ thẩm tuyên đình chỉ giải quyết yêu cầu của vợ chồng H đối với Quyết định cấp GCNQSDĐ sỐ 840/QĐ-UBND và GCNSDĐ sô BC 904091 và Quyết định giải quyết kiến nghị số 837/QĐ-UBND do đã hết thời hiệu khởi kiện; bác yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Huy đối với GCNQSDĐ số BR 338044 ngày 25/12/2013 UBND huyện Đ và Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854/QĐ-UBND ngày 16/ 10/2014. Bản án hành chính phúc thẩm ngày 17/5/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời hiệu khởi kiện không đúng, bởi lẽ quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 có liên quan đến Quyết định cấp GCNQSDĐ số 840/QĐ-UBND ngày 24/9/2010 và GCNSDĐ số BC 904091 ngày 24/9/2010 nên phải xem xét mà không phụ thuộc vào việc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm đình chỉ giải quyết yêu cầu của vợ chồng ông H đối với các quyết định này do hết thời hiệu khởi kiện là trái với hướng dẫn tại mục 5 văn bản Giải đáp sô 01/2017/GĐÐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Chánh án TANDTC, theo đó: “Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có thẩm quyên xem xét tính hợp pháp đối với tất cả các QĐHC khác có liên quan đến QĐHC bị khởi kiện mà không phụ thuộc vào việc các quyết định này còn hay hết thời hiệu khởi kiện”.
* Vụ án thứ hai: Bà Phan N khởi kiện UBND huyện Đ, tỉnh B yêu cầu Tòa án hủy GCNQSDĐ số AP 376523 ngày 23/10/2009 của vợ chồng ông Trần H, bà Đặng Th và hủy GCNQSDĐ só AP 932902 ngày 23/10/2009 của vợ chồng ông Huỳnh T, bà Bùi Th; buộc UBND huyện Đ cấp lại GCNQSDĐ cho bà N. Sau khi thụ lý vụ án, ngày 28/9/2017 TAND tỉnh B đã ban hành Quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính với lý do hết thời hiệu khởi kiện. Quyết định giải quyết kháng cáo ngày 17/8/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 26/2017/QĐST-HC của TAND tỉnh B.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Theo hồ sơ vụ án, năm 2006 bà N tranh chấp hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất với vợ chồng ông H bà Th. Bản án dân sự sơ thẩm ngày 13/6/2006 của TAND huyện Đ và Bản án dân sự phúc thẩm ngày 04/8/2006 của TAND tỉnh B tuyên buộc bà N phải thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng cho ông H, bà Th đối với diện tích 820m2 theo GCNQSDĐ số B658034 được UBND huyện Đ đã cấp cho bà N. Căn cứ bản án phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật, UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ số AL 053766 ngày 09/11/2007 cho vợ chồng ông H, bà Th, đồng thời ban hành Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 02/10/2007 hủy GCNQSDĐ số B658034 đã câp cho bà N. Sau khi được cấp GCNQSDĐ, vợ chồng ông H và bà Th chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trên cho vợ chồng ông Tr, bà Th. Ngày 26/10/2009, vợ chồng ông Tr, bà Th chuyển nhượng lại cho vợ chồng ông H và bà Th 556m2 của thửa đất trước đây đã nhận chuyền nhượng của vợ chồng ông H, bà Th. Trên cơ sở chuyền nhượng này, UBND huyện Đ tách thửa 1249 (đã cấp GCNQSDĐ cho bà N trước đây) thành thửa đất số 1249A1 và 1249A. Trong đó, cấp GCNQSDĐ số AP 376523 ngày 23/10/2009 diện tích 556m) tại thửa đất số 1249A1 cho vợ chồng ông H, bà Th và cấp GCNQSDĐ số AP 932902 ngày 23/10/2009 diện tích 264m2 tại thửa đất số 1249A cho vợ chồng ông Tr, bà Th. Ngày 24 12/2009, Tòa Dân sự TAND tối cao ban hành Quyết định giám đốc thấm hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm nêu trên để giải quyết lại theo thủ tục chung. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm, do nguyên đơn (vợ chồng ông H và bà Th) rút yêu cầu khởi kiện và bị đơn (bà N) không có yêu cầu phản tố nên TAND huyện Đ ban hành Quyét định đình chỉ giải quyết vụ án số 09/2010/QĐST-DS ngày 16/6/2010. Đến ngày 13/1/2017 bà N khởi kiện, tại biên bản lấy lời khai ngày 23/11/2016 đại diện của bà N trình bày thời điểm biết UBND huyện Đ cấp GCNQSDĐ cho vợ chồng ông H, bà Th là tại buổi hòa giải ngày 28/6/2016 của thị trấn VX, huyện Đ. Vì vậy thời hiệu khởi được tính từ ngày 28/6/2016, ngày 13/01/2017 bà Nga khởi kiện là chưa hết thời hiệu.
5. Đình chỉ giải quyết yêu cầu khởi kiện không đúng do xác định QĐHC bị khởi kiện không đúng quy định của pháp luật
* Vụ án thứ nhất: bà Lê Kim L khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại số 141/QĐÐ- -UBND ngày 23/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh C có nội dung bác yêu cầu của bà L về việc xin lại căn nhà số 5A đường H, phường A, thành phố C do Tiểu đoàn Vũ Trang tỉnh C lập biên bản tạm giữ của ông Lê Văn C là Đại úy chính quyền Sài Gòn (ba đẻ của bà L) vào năm 1975. Năm 1978, căn nhà này được sử dụng làm trụ sở Hội chữ thập đỏ, sau đó sử dụng làm Trạm y tế phường A, thành phố C, từ năm 1998 đến nay cho người khác mượn sử dụng. Ngày 16/5/2018 TAND tỉnh C ban hành Quyết định số 06/2018/QĐ-ST đình chỉ giải quyết vụ án hành chính vì cho rằng Quyết định giải quyết khiếu nại số 141 không phải là quyết định quản lý Nhà nước theo quy định của Luật Đất đai. Quyết định giải quyết kháng cáo ngày 21/8/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã hủy Quyết định đình chỉ của TAND tỉnh C để thụ lý, giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót khi cho rằng Quyết định giải quyết khiếu nại số 141 không phải là quyết định quản lý Nhà nước theo quy định của Luật Đất đai. Bởi lẽ đây là quyết định giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1/7/1991 theo Nghị quyết 23/2003/QHI 1 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa 11 nên đây là QĐHC theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật TỊHC năm 2015: “QĐHC là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Đây là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính, thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
* Vụ án thứ hai: bà Nguyễn Đ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết: Hủy bỏ toàn bộ công văn số 1959/UBND-NC ngày 07 tháng 11 năm 2016 của UBND thị xã S. Đồng thời yêu cầu UBND thị xã S trả lại toàn bộ diện tích đất đã mượn của gia đình bà theo quy định của pháp luật.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh P ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính với lý do: “Công văn số 1959/UBND-NC ngày 07/11⁄2016 của UBND thị xã S về việc trả lời đơn khiếu nại đòi lại đất của các bà: Đ có nội dung liên quan đến việc đòi lại đất Nhà nước đã đưa vào sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đại của Nhà nước. Việc bà Đ khiếu nại đòi lại đất là việc xem xét đối với chính sách đất đại theo Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QHI1 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nên không thuộc đối tượng khởi kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật tổ tụng hành chính. Tòa án không có thẩm quyền giải quyết” . Ngày 28/02/2019, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tuyên hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh P. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh P để tiếp tục giải quyết vụ án.
Vấn đền cần rút kinh nghiệm là:
– Công văn giải quyết khiếu nại số 1959/UBND-NC ngày 07 tháng II năm 2016 của UBND Thị xã S: xét về mặt hình thức thì việc giải quyết khiếu nại được ban hành dưới hình thức công văn là vi phạm về mặt hình thức theo quy định của Luật Khiếu nại. Tuy nhiên, về bản chất thì công văn 1959 của UBND Thị xã S chính là quyết định giải quyết khiếu nại đối với đơn khiếu nại ngày 01 tháng 10 năm 2016 của bà Nguyễn Đ. Do áp dụng cho một đối tượng cụ thể và chứa đựng nội dung ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bà Đào nên công văn 1959/UBND-NC ngày 07 tháng 11 năm 2016 của UBND Thị xã S là quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật tố tụng hành chính.
– Việc Tòa án nhân dân tỉnh P ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm lý do: Công văn số 1959/UBND-NC ngày 07/11/2016 của UBND thị xã S về việc trả lời đơn khiếu nại đời lại đất của Đ không thuộc đối tượng khởi kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính là không phù hợp theo quy định của pháp luật.
6. Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính không đúng vì lý do “Người khởi kiện không nộp lạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính”.
Vụ án: bà Lương S khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh B hủy Quyết định số 3981/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch UBND huyện P, tỉnh B và Quyết định số 493/QĐÐ- UBND ngày 23/02/2017, của Chủ tịch UBND tỉnh B về việc giải quyết khiếu nại lần hai. Quá trình giải quyết vụ án, Tòa án nhân dân tỉnh B ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do “Người khởi kiện không nộp lạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính”.
Do bà S kháng cáo nên Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm và tuyên hủy Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án nói trên của Tòa án nhân dân tỉnh B.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là:
– Ngày 08/6/2018, Tòa án ban hành thông báo nộp tiền tạm ứng chỉ phí tố tụng là 22.000.000 đồng và quy định rõ hết thời hạn 10 ngày kế từ ngày nhận được thông báo nếu bà S không nộp mà không có lý do chính đáng thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính. Đến ngày 02/7/2018, bà S vẫn không nộp tiền tạm ứng chỉ phí theo yêu cầu của Tòa án và cũng không có ý kiến gì về thông báo trên nên Tòa án ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm d khoản 1 Điều 143 Luật tố tụng hành chính là đúng.
– Tuy nhiên, trong trường hợp này, bà S lựa chọn khởi kiện vụ án hành chính (với yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các Quyết định giải quyết khiếu nại của chủ tịch UBND huyện P, Chủ tịch UBND tỉnh B không yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính mà không lựa chọn khởi kiện vụ án dân sự tranh chấp quyền sử dụng đất với gia đình ông Hồ Đ. Mặt khác, trong Đơn ngày 05/6/2018 của bà S thì ngoài việc yêu cầu Tòa án “thẩm định định giá”, bà S còn yêu cầu Tòa án “xác mình tại chỗ”. Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015 thì xem xét, thẩm định tại chỗ và định giá tài sản, thẩm định giá được quy định tại hai Điều luật khác nhau. Chi phí của việc xem xét, thẩm định tại chỗ là không lớn, và tại Bảng Dự trù chỉ phí xem xét, thẩm định và định giá tại chỗ Tòa án nhân dân tỉnh B cũng đã xác định “Tiền bồi dưỡng cho Hội đồng xem xét, thẩm định tại chỗ 2 ngày là 3.000.000 đồng”. Vì các lẽ trên, việc thẩm định tại chỗ là cần thiết nhưng việc định giá tài sản đối với diện tích đất trên là không cần thiết để giải quyết vụ án hành chính. Tòa án nhân dân tỉnh B ban hành thông báo yêu cầu bà S phải nộp tạm ứng chi phí xem xét thâm định tại chỗ và tạm ứng chỉ phí định giá với số tiền 22. 000.000đ là không đúng pháp luật.
– Tại phiên họp phúc thâm ngày 17/10/2018, bà S cũng đã khẳng định với Hội đồng xét xử rằng: Nếu xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì bà hoàn toàn có khả năng nộp tiền tạm ứng chỉ phí thâm định tại chỗ, và bà cũng không có yêu cầu định giá tài sản đối với thửa đất 5000m2 trên. Căn cứ khoản 1 Điều 144 Luật tố tụng hành chính, trong trường hợp đình chỉ như trên dẫn đến việc bà S sẽ không còn quyền khởi kiện nữa, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà S.
7. Vi phạm về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính do quyết định bị kiện chỉ là quyết định mang tính chất nội bộ của cơ quan tổ chức.
Vụ án: Ông Lê H yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh B hủy Quyết định số 15/QĐ-CT ngày 05/1/2018 về việc cho ông nghỉ hưu để hưởng chế độ BHXH và Quyết định số 292/QĐ-CT về việc giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh B. Bản án sơ thẩm hành chính ngày 25/7/2018 của TAND tỉnh B tuyên: hủy toàn bộ quyết định hành chính số 15/QĐ-CT ngày 05/1/2018 về việc cho ông H nghỉ hưu, hưởng chế độ BHXH từ ngày 01/4/2018 và Quyết định giải quyết khiếu nại số 292/QĐ-CT ngày 13/3/2018 của Cục Thuế đối với ông H.
Bản án phúc thẩm hành chính ngày 27/11/2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội quyết định: hủy Bản án hành chính sơ thẩm ngày 25/7/2018 của TAND B và đình chỉ giải quyết vụ án.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là:
– Ông H nguyên là Chi cục trưởng Chi cục Thuế khiếu nại các Quyết định của Cục trưởng Cục Thuế liên quan đến công tác tổ chức cán bộ. Các Quyết định này đều là văn bản hành chính được ban hành khi xem xét quyết định và giải quyết khiếu nại đối với cán bộ, công chức trong công tác tổ chức cán bộ. Đây là các Quyết định hành chính thuộc nội bộ của ngành Thuế.
– Theo điểm c khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính quy định về các trường hợp khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
– Theo khoản 6 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính, quyết định hành chính và hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức được hiểu là những quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các quyết định trong công tác tổ chức cán bộ; công tác quản lý kinh phí, tài sản được nhà nước giao; hoặc trong công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công tác đối với cán bộ, công chức và chỉ đạo, điều hành đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức (trừ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc).
– Mặt khác, điểm 6 khoản 1 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính về thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh không bao gồm khiếu kiện khác liên quan đến công tác tổ chức bởi đây là khiếu kiện nội bộ. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án hành chính trong trường hợp này là không đúng với quy định của Luật Tố tụng hành chính vì nội dung khiếu kiện này mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
– Việc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý giải quyết vụ án khi không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình là vi phạm nghiêm trọng việc áp dụng thủ tục tố tụng nên Tòa án cấp phúc thẩm căn cứ khoản 4 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính, quyết định hủy án sơ thẩm. Mặt khác, căn cứ điểm h khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính, lẽ ra phải trả lại đơn khởi kiện cho ông H. Tuy nhiên, do Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án hành chính nên căn cứ điểm h khoản 1 Điều 143 Luật Tố tụng hành chính, quyết định đình chỉ vụ án.
8. Đình chỉ giải quyết vụ án không đúng do vụ án được Tòa án thụ lý không phải là vụ án hành chính.
Vụ án: ông Phan X yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh S hủy Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 về việc thi hành kỷ luật đối với ông X bằng hình thức buộc thôi việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện L, tỉnh S.
Ngày 21/7/2016 Tòa án nhân dân tỉnh S thụ lý vụ án hành chính về việc “Khởi kiện quyết định hành chính về kỷ luật buộc thôi việc”. Ngày 20/10/2016 Tòa án nhân dân tỉnh S ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính. Ngày 31/3/2017 Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên họp phúc thấm và ra Quyết định về giải quyết việc kháng cáo đối với Quyết định đình giải quyết vụ án hành chính ngày 20/10/2016 và quyết định: “Giữ nguyên Quyết định đình chỉ ngày 20/10/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh S”. Ngày 10/10/2018 Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thâm đã hủy Quyết định phúc thâm ngày 31/3/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ngày 20/10/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh S.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là:
– Tại điểm b khoản 1 Điều 29, Điều 30 Luật Viên chức 2010 quy định: Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương cấm dút hợp đông làm việc với Viên chức trong trường hợp Viên chúc bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Luật này và tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chẳm đứt hợp động làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động. Quyết định 1081/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 của Chủ tịch UBND huyện L không phải là quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức, nên không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại Điều 30 Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp này, ông X phải khởi kiện vụ án lao động và Tòa án thụ lý vụ án để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
– Tại khoản 1 Điều 34 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có ghi: “1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục sơ thẩm, Tòa án xác định vụ án đó không phải là vụ án hành chính mà là vụ án dân sự và việc giải quyết vụ án này thuộc thẩm quyên của mình thì Tòa án giải quyết vụ án đó theo thủ tục chung áp pháp luật tố tụng dân sự quy định, đồng thời thông báo cho đương sự và Viện kiêm sát cùng cấp”. Theo quy định trên, Tòa án nhân dân tỉnh S ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ngày 20/10/2016 là vi phạm vào khoản Điều 34 Luật Tố tụng hành chính.
– Tại khoản 4 Điều 34 Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 có ghi: “4. Khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà xác định vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và giao hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyên xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo quy định của pháp luật”. Tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố H xét xử phúc thẩm ra quyết định giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án ngày 20/10/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh S là vi phạm vào khoản 4 Điều 34 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
9. Vi phạm về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
* Vụ án thứ nhất: ông Hà T kiện UBND huyện X, tỉnh B, yêu cầu tuyên bố hành vi không giải quyết yêu cầu xác định lại diện tích đất ở là trái pháp luật và buộc UBND huyện X xác định lại đất ở cho ô ông T theo đúng quy định tại khoản Š Điều 24 Nghị định 43/2014. Án sơ thẩm tuyên bác yêu câu khởi kiện là có căn cứ, tuy nhiên, trong phần quyết định của án sơ thâm lại tuyên: “Ông Hà T có đủ điều kiện công nhận đất ở mà không phải nộp tiên sử dụng đất ở nằm trong điện tích đất 2. 342m2 tại ấp L, xã B, huyện X, tỉnh B; ông Hà T có quyên nộp hồ sơ xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 47 Điều 2 bổ sung Điều 72a Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ” là đã vượt quá thẩm quyền của Toà án trong giải quyết vụ án hành chính. Do vậy Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh đã sửa án, bỏ nội dung tuyên vượt quá thẩm quyền này.
* Vụ án thứ hai: bà Lăng B khởi kiện yêu câu hủy Quyết định 3851/QĐ-UBND của UBND huyện C về việc thu hồi 352,8 m2 đất để thực hiện dự án công trình đường B – P, Quyết định 51388/QĐ- HĐBT của Hội đồng bồi thường huyện C về việc bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất, Quyết định số 5777/QĐ-UBND của UBND huyện C về việc cưỡng chế thi hành Quyết định thu hồi đất; yêu cầu bồi thường theo giá thị trường đối với diện tích đất bị thu hồi và bồi thường phần san lấp nên, được hỗ trợ tái định cư. Án sơ thẩm xác định số tiền bồi thường không đúng nhưng tuyên bác yêu cầu khởi kiện về việc hủy các QĐHC, trong đó có quyết định bồi thường và buộc UBND huyện C và Hội đồng bồi thường có trách nhiệm bồi thường thêm cho hộ bà Lăng B số tiền trên 900 triệu đồng là có mâu thuẫn. Mặt khác nếu thấy việc bồi thường không đúng thì chỉ có quyền tuyên hủy QĐHC và buộc cơ quan có thầm quyền thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (cụ thể là buộc UBND huyện ban hành lại QĐHC theo đúng quy định của pháp luật), nhưng Tòa án sơ thẩm tuyên buộc UBND phải bồi thường một số tiền cụ thể theo tính toán của Tòa án là vượt quá thẩm quyền, trái quy định tại điểm b khoản 2 Điều 193 Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
* Vụ án thứ ba: Bà Huỳnh Đ khởi kiện UBND huyện H, tỉnh B yêu cầu Tòa án hủy Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sô 44/QĐ-CC và 45/QĐ-CC cùng ngày 11/4/2017 của UBND huyện H, đồng thời giải quyêt cho gia đình bà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đât 3.567,68m2; bồi thường thiệt hại về hoa màu, cây cói lâu năm do hành vi cưỡng chế không đng quy định pháp luật gây ra. Bản án hành chính sơ thẩm số 01/2018/HC-ST ngày 26/01/2018 của TAND tỉnh B tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Huỳnh Đ, xác định diện tích đất 2.667 m2 thuộc các thửa đất số 263, 224, 273, 272, 262, 230 cùng tờ bản đồ số 41 tọa lạc tại khu phố 4, thị trấn TN, huyện H thuộc quyền sử dụng của bà Huỳnh Đ; Buộc UBND huyện H phải thực hiện hành vi hành chính ban hành Quyết định phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho bà Huỳnh Đ đối với diện tích đất bị thu hồi, giao cho UBND thị trấn TN 1.032, m2 thuộc các thửa đất số 263/468,9m2, thửa đất số 224/165,1m2, thửa đất số 273/290,3 m2, thửa đất số 272/356,lm2, thửa đất số 262/654,7m2 cùng tờ bản đồ số 41 theo quy định của pháp luật. Buộc UBND huyện H phải thực hiện hành vi hành chính ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Huỳnh Đ đối với thửa đất số 230 tờ bản đồ 41 có diện tích 731,9 m2 theo quy định của pháp luật; Bác yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, tồn thất về tinh thần của bà Huỳnh Đ. Bản án hành chính phúc thẩm ngày 18/10/2018 của TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên hủy án sơ thâm đề xét xử lại.
Vấn đề cần rút kinh nghiệm là: Tòa án cấp sơ thẩm tuyên công nhận quyền sử dụng đất cho người khởi kiện và buộc người bị kiện thực hiện hành vi hành chính cụ thể cấp giây chứng nhận cho người khởi kiện như trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đối với thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong vụ án hành chính.
(*) Theo Thông báo rút kinh nghiệm số: 25/TB-VC2-V3 ngày 20/3/2019; số: 23/TB-VC2-V3 ngày 18/3/2019; số: 10/TB-VC2-V3 ngày 02/01/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Thông báo rút kinh nghiệm số: 04/TB-VC1-V1 ngày 30/01/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Thông báo rút kinh nghiệm số: 584/TB-VKSTC ngày 29/11/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông báo rút kinh nghiệm số: 034/TB-VC3-V3 ngày 29/01/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh; Kiến nghị khắc phục vi phạm trong việc thụ lý, giải quyết vụ án hành chính số: 02/KN-VC3-V3 ngày 22/3/2019; số 03/KN-VC3-V3 ngày 29/3/2019 của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận