N, P và Q phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định điểm d, khoản 2, Điều 169 của BLHS
Sau khi đọc bài “N, P và Q phạm tội gì, áp dụng tình tiết định khung tăng nặng như thế nào?” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền được đăng ngày 27/12, chúng tôi thống nhất với quan điểm thứ hai, N, P và Q phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Sau khi dụ dỗ cháu E, các đối tượng N, P và Q đã đưa E đến nơi đất hoang cách trường khoảng 10 km và tại đây N, P và Q dọa đánh, tiêm HIV vào người E, buộc E phải gọi điện cho mẹ mang một tỷ đồng đến chuộc.
Sau đó, các đối tượng đã chủ động gọi điện, nhắn tin cho mẹ của E đòi tiền chuộc với số tiền là 01 tỷ đồng và hẹn địa điểm giao nhận tiền cũng như yêu cầu mẹ của E phải đi một mình. Nhưng mẹ của E nói “Cho chú, bác đi cùng nữa”, nên các đối tượng nghi ngờ gia đình E đã báo công an, không đợi lấy tiền chuộc mà bắt xe ôm cho em E về nhà. Sau đó các đối tượng đến trụ sở công an để trình diện và khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Như vậy, khi các đối tượng bắt giữ cháu E đều có bàn bạc trước và mục đích thực hiện hành vi bắt cóc cháu E là nhằm để đòi tiền chuộc, chiếm đoạt tài sản của cha mẹ cháu E. Sau khi dùng các thủ đoạn thì các đối tượng đã bắt cóc được cháu E và đã đoe dọa cháu E, cũng như điện thoại về cho mẹ của cháu E để đòi tiền chuộc với số tiền là 01 tỷ đồng, giữa các đối tượng và mẹ cháu E đã hẹn địa điểm đưa tiền chuộc. Do đó, thời điểm tội phạm hoàn thành của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là thời điểm các đối tượng đã hoàn thành xong việc bắt giữ người trái pháp luật và điện thoại, nhắn tin cho mẹ cháu E để đòi tiền chuộc và hẹn địa điểm giao tiền chuộc.
Việc các đối tượng do sợ mẹ của cháu E báo công an nên kêu xe ôm đưa cháu E về và không nhận tiền chuộc nữa và ra đầu thú chỉ là tình tiết để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các đối tượng, chứ không phải là căn cứ miễn trách nhiệm hình sự cho các đối tượng theo quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Qua nghiên cứu về các khung hình phạt đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (đối với người đã hoàn thành hành vi tội phạm) có 04 khung hình phạt tương ứng với 4 khoản từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều luật. Khoản 1 và khoản 2 có các tình tiết định khung, không có quy định tình tiết định khung về trị giá tài sản chiếm đoạt, còn lại khoản 3 và khoản 4 có quy định tình tiết định khung về trị giá tài sản chiếm đoạt. Nghĩa là, tình tiết định khung về trị giá tài sản chiếm đoạt theo quy định của khoản 3, 4 của Điều này được hiểu là trị giá tài sản mà các bị cáo đã chiếm đoạt của bị hại. Trong trường hợp này, các đối tượng chưa chiếm đoạt được tài sản nên các đối tượng đã phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 169 của BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, phạm tội đối với người dưới 16 tuổi.
Rất mong quí đồng nghiệp và bạn đọc trao đổi.
Công an giải cứu thành công bé trai 7 tuổi bị bắt cóc đòi 15 tỷ tiền chuộc xảy ra ở KĐT Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thủy
Bài liên quan
-
TAND tỉnh Bạc Liêu triển khai công tác tòa án năm 2025
-
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về các Luật và về Pháp lệnh vừa được Quốc hội thông qua
-
Đón chờ đêm Maximizing Concert của MobiFone: Khách mời khủng, sân khấu chất và loạt trải nghiệm có 1-0-2
-
Thương hiệu An Spa đến từ Nhật Bản sẽ hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại CaraWorld Cam Ranh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Ngành Tòa án nhân dân “Đoàn kết, Trách nhiệm, Kỷ cương, Liêm chính, Đổi mới, Vượt khó, Hiệu quả”
Bình luận