Nguyễn Văn A đủ điều kiện để xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ
Qua nghiên cứu bài viết “Về điều kiện giảm thời hạn cải tạo không giam giữ theo quy định tại Điều 102 Luật Thi hành án hình sự” tôi đồng tình với quan điểm thứ hai.
Cải tạo không giam giữ là dạng chế tài đặc biệt nhằm thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam. Mục đích của cải tạo không giam giữ nhằm trừng trị cải tạo người phạm tội mà không buộc họ phải cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định như hình phạt tù, nhưng vẫn buộc họ phải chấp hành hình phạt này theo một cách thức nhất định và vẫn đảm bảo tính giáo dục, cải tạo người phạm tội.
Qua nội dung trao đổi được tác giả đưa ra, hai quan điểm được nhận định như sau:
Quan điểm thứ nhất: Thời hạn tạm giữ, tạm giam của A không tính vào thời gian chấp hành án, nên A không đủ điều kiện xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ.
Quan điểm thứ hai: Thời hạn tạm giữ, tạm giam của A là thời gian chấp hành án, nên A đủ điều kiện xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ.
Như vậy, để xác định được A có đủ điều kiện được xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ hay không cần xác định thời gian tạm giữ, tạm giam của A sau khi quy đổi có tính là A chấp hành án hay không. Theo đó, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Căn cứ Điều 7 BLHS cho phép áp dụng những quy định mà tại thời điểm thực hiện hành vi, quy định đó vẫn chưa có hiệu lực thi hành, cụ thể trong các trường hợp sau:
- Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng,
- Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới
- Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích.
Hiện tại, BLHS cũng như các BLHS trước đây không quy định thời gian chấp hành án bao gồm thời gian tạm giữ, tạm giam. Qua đó áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội theo khoản 3 Điều 7 BLHS, có đủ các yếu tố để cho rằng thời hạn tạm giữ, tạm giam của A được coi là thời gian chấp hành án
Thứ hai, thời hạn bị tạm giam của A được quy đổi là 3 tháng và thời gian thực tế mà A đã chấp hành là 3 tháng, như vậy A đã chấp hành được tổng cộng là 6 tháng trong tổng thời hạn 12 tháng là vượt quá một phần ba theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 102 Luật Thi hành án hình sự. Nên A hoàn toàn đủ điều kiện để xét giảm thời hạn cải tạo không giam giữ là đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung trao đổi về vụ án, rất mong nhận được sự góp ý từ bạn bè và đồng nghiệp./.
Tòa án nhân dân huyện Ba Tri, Bến Tre xét xử vụ án chống người thi hành công vụ - Ảnh: Thanh Trúc
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận