Phải giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng
Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử ngày 07/03/2021 có đăng bài viết: “Cha mẹ không yêu cầu nuôi con khi ly hôn” của tác giả Huỳnh Văn Sáng, tác giả đã đưa ra ba quan điểm, chúng tôi không đồng ý với hai quan điểm thứ hai và thứ ba.
Thứ nhất, về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con
Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, tức là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn đặt ra với người làm cha, làm mẹ không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha và mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt quan hệ vợ chồng hoặc chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng hay chưa, cụ thể:
+ Khoản 1 Điều 14 LHNGĐ 2014 quy định: “1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.
+ Khoản 1 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Như vậy, khi hai người không chung sống với nhau nữa thì cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp sau đây: “Con chưa thành niên; Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Khoản 2 và 3 Điều 81 LHNGĐ 2014 quy định:
“2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Khi cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Theo đó, người được nuôi con phải chứng minh được trước Tòa án về bản thân sẽ cung cấp môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của con và có đủ các điều kiện đảm bảo cả về kinh tế lẫn tinh thần đáp ứng cho yêu cầu phát triển bình thường của người con; người được nuôi con phải chứng minh mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, tài sản, nơi ở ổn định… về tinh thần (có đủ thời gian để ở bên con, chăm sóc, nuôi dưỡng con, luôn phải đặt con lên hàng đầu…) để người con có cuộc sống ổn định và phát triển hơn bên không được nuôi con[1].
Thứ hai, Tòa án phải giải quyết quan hệ con chung trong cùng một vụ án ly hôn
Do quan hệ con chung là một quan hệ đặc thù trong trường hợp các bên đương sự cha hoặc mẹ không yêu cầu Tòa án giải quyết con chung thì Tòa án vẫn phải giải quyết trong cùng một vụ án để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên để con phát triển ổn định về mọi mặt.
Tác giả không đồng ý với quan điểm thứ hai và quan điểm thứ ba và quan điểm của tác giả giao cho bà E nuôi dưỡng bởi vì, lập luận cho rằng: “trong vụ án này cháu C 9 tuổi có nguyện vọng sống với bà E, ý kiến chị A cũng đồng ý để cháu C cho bà E nuôi dưỡng. Nếu bà E có đủ điều kiện nuôi dưỡng cháu C thì cần công nhận sự thỏa thuận giữa chị A, bà E và nguyện vọng của cháu C giao cháu C cho bà E nuôi dưỡng theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 - “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng” là không hợp lý bởi việc thỏa thuận này là trái luật do Luật hôn nhân và gia định năm 2014.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 81 chỉ quy định vợ chồng mới có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con sau ly hôn mà không hề quy định ông bà có quyền nuôi con chung sau ly hôn “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con” việc thỏa thuận này sẽ trái luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của anh B khi chưa có sự đồng ý của anh B là cha của cháu C và D nên không thể dẫn chiếu quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 được do đây là quan hệ con chung. Ngoài ra, nếu sau này khi anh B quay về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng khó khăn, phức tạp.
Tác giả cho rằng ý kiến của cháu C trên 9 tuổi cũng chỉ mang tính chất tham khảo khi Tòa án quyết định giao con cho một trong hai bên cha hoặc mẹ nuôi dưỡng nhằm bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con chung, để giúp các phán quyết về quyền lợi của con chung, về xác định người trực tiếp nuôi con sau khi cha mẹ ly hôn đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi mọi mặt của con, có ý nghĩa rất quan trọng và chỉ có thể ở với cha hoặc mẹ chứ không thể nào giao con cho ông bà. Mặc khác, mới đây nhất tại Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 5/01/2018 đã hướng dẫn trong trường hợp không lấy được ý kiến của con chưa thành niên thì Tòa án cũng giải quyết theo thủ tục chung điều đó chứng tỏ việc lấy lời khai con chung và ý kiến của cháu C này chỉ mang tính chất tham khảo và Tòa án giải quyết theo thủ tục chung và căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi dưỡng con.
Kết luận: Từ những phân tích, lập luận nêu trên tác giả cho rằng trong vụ án hôn nhân gia đình quan hệ con chung là quan hệ bắt buộc phải giải quyết trong vụ án Tòa án do có những tính chất đặc thù riêng chỉ có thể giao con cho một trong hai bên nuôi dưỡng con chung không phụ thuộc vào đương sự có yêu cầu hay không yêu cầu. Tòa án phải xem xét về điều kiện mọi mặt của một trong hai bên để giao con cho một bên nuôi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất.
TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử vụ tranh chấp tài sản khi ly hôn - Ảnh: Nguyễn Anh/ QĐND
[1]https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-nuoi-con-khi-ly-hon-va-cac-quy-dinh-cua-phap-luat.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
1 Bình luận
Trần Thị A
18:19 27/12.2024Trả lời
1 phản hồi