Phải thu hồi số tiền 4 tỷ đồng của B, C, D, G để trả lại cho Công ty M
Sau khi nghiên cứu bài viết “Hiểu thế nào là bảo vệ người thứ ba ngay tình trong vụ án hình sự?” của tác giả Đỗ Bình Ngọc, đăng ngày 20/6/2024, tôi đồng ý với quan điểm thứ hai.
Trong giao dịch dân sự, người thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
Theo quy định tại Điều 133 BLDS thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ trong hai trường hợp:
- Thứ nhất, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
Tuy nhiên, khi xử lý trên nguyên tắc hình sự thì đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt thì đây là tang vật của vụ án và buộc phải thu hồi trả lại cho người bị hại, theo Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Như vậy, Người thứ 3 ngay tình cũng được bảo vệ nhưng đây là vụ án hình sự, thì tang vật vụ án kiên quyết phải xử lý trên nguyên tắc hình sự. Để bảo vệ người thứ 3 ngay tình, tòa sẽ tách phần dân sự, tức quan hệ của người thứ 3 với bị cáo, ra riêng và sẽ được giải quyết trong một vụ án dân sự khi các bên có yêu cầu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ luật Hình sự: “Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.” và Điều 167 quy định về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình cụ thể: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”
Quay trở lại nội dung vụ án, số tiền 4 tỷ đồng mà B,C,D,G nhận từ A có nguồn gốc là tiền của A chiếm đoạt được từ Công ty TNHH M. Đây là nguồn tiền do A phạm tội mà có để trả nợ cá nhân và là vật chứng của vụ án nên cần áp dụng theo khoản 2 Điều 47 bộ luật Hình sự, cũng như Điều 167 Bộ luật Dân sự quy định chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình, trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua người không có quyền định đoạt tài sản. Do vậy, số tiền 4 tỷ đồng của B,C,D,G buộc phải thu hồi để trả lại cho người bị hại là Công ty TNHH M.
Quan điểm thứ nhất xác định quan hệ giữa A và B,C,D,G là một giao dịch dân sự hợp pháp, để bảo vệ người thứ 3 ngay tình, nên không thu hồi lại 4 tỉ đồng từ B,C,D,G trả lại cho người bị hại là không đúng quy định pháp luật.
Trên đây là quan điểm của tác giả trao đổi về vụ án rất mong nhận được nhiều ý kiến tranh luận của đồng nghiệp và bạn đọc.
TAND TP.Hà Nội xét xử vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"- Ảnh Phúc Bình
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Bình luận