Phải tính thời hạn của hình phạt cũ, sau đó mới tổng hợp hình phạt mới thành hình phạt chung
Qua nghiên cứu bài viết “Tổng hợp hình phạt và ngày bắt đầu chấp hành án của bị cáo Nguyễn Văn N?” của tác giả Dương Đức Thịnh, đăng ngày 29/03/2024, tôi cho rằng phải tuyên ngày bắt đầu chấp hành án từ ngày bị cáo bị tạm giam khi thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai.
Nguyễn Văn N bị xử phạt tù Chung thân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Sau đó, N được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù từ tù Chung thân xuống 20 năm tù theo quyết định của Tòa án. Khi đang chấp hành án thì ngày 17/12/2011 N tiếp tục phạm tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Vấn đề đặt ra đầu tiên trong vụ án này là khi Tòa án xét xử N phạm tội mới này thì thời gian Nguyễn Văn N đã chấp hành án phạt tù là bao nhiêu lâu để có căn cứ xác định các nội dung tiếp theo.
Theo tôi, thời gian thực tế đã chấp hành ở lần đầu tiên xem xét giảm chỉ là điều kiện “đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định” và không được trừ vào thời hạn tù còn lại. Việc trừ thời hạn chấp hành thực tế này sẽ được áp dụng vào lần xem xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù lần sau, là khi phạm nhân đã ở “mức án” mới là 20 năm tù. Do đó, trong vụ án này, tôi xác định rằng Nguyễn Văn N chấp hành án tù từ 27/01/2011 đến 17/12/2011 là 10 tháng 20 ngày nên Nguyễn Văn N còn phải chấp hành án là 19 năm 01 tháng 10 ngày.
Thứ nhất, về tổng hợp hình phạt N bị tuyên phạt Chung thân, đã chấp hành và được giảm xuống còn 20 năm tù, ngày 17/12/2011 N lại tiếp tục phạm tội và bị toà án xử tù Chung thân nên theo khoản 2 Điều 56 BLHS 2015 tổng hợp hình phạt tù chung thân thành và phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước là 19 năm 01 tháng 10 ngày tù Chung thân hoàn toàn đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, dù vấn đề có cần xác định thời điểm bắt đầu việc chấp hành hình phạt tù Chung thân trong quyết định của bản án hay không vẫn đang là vấn đề tranh luận. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, Tòa án cần xác định thời điểm bắt đầu việc chấp hành hình phạt tù Chung thân trong quyết định của bản án. Vì đây là cơ sở để Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội và đây cũng là cơ chế về chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước để giúp người phạm tội có động lực cải tạo tốt trong trại giam và có cơ hội tái nhập với cộng đồng, với xã hội. Cho nên, tôi không đồng tình với quan điểm thứ nhất và thứ ba.
Quan điểm thứ hai đưa ra chưa được sự thuyết phục khi mà Tòa án tuyên ngày bắt đầu chấp hành hình phạt Chung là ngày bị cáo bắt đầu chấp hành bản án đầu tiên (Bản án số 654 ngày 18/04/2001). Trong khi ngày 18/04/2001 là ngày Bản án hình sự phúc thẩm số 654 có hiệu lực. Đối với tội danh có khung hình phạt lên đến Chung thân, Tử hình thì chắc chắn rằng từ các giai đoạn trước đã áp dụng biện pháp tạm giam đối với Nguyễn Văn N. Khi đó thời điểm chấp hành hình phạt tù theo quan điểm hai phải là thời điểm bắt tạm giam Nguyễn Văn N.
Do vậy, vấn đề đặt ra là xác định thời điểm chấp hành hình phạt tù này từ khi nào? Trong khi đang chấp hành án phạt tù, Nguyễn Văn N lại tiếp tục phạm tội mới nên Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới và thời điểm chấp hành hình phạt của tội mới này bắt đầu từ thời điểm tạm giam sau khi bị cáo phạm tội. Điều này dĩ nhiên cũng phù hợp với việc tính phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước như đã tính ở trên. Do vậy tôi đồng tình với quan điểm của tác giả tổng hợp hình phạt chung Nguyễn Văn N phải chấp hành là tù chung thân và thời hạn chấp hành án phạt tù tính từ ngày 19/12/2011.
Các bị cáo trong phiên xét xử vụ án các chuyến bay guair cứu - Ảnh: Văn Thanh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận