PHÁP LUẬT XỬ LÝ HÀNH VI BẠO HÀNH TRẺ EM

TÒA ÁN QUÂN SỰ KHU VỰC 1 QUÂN KHU 4

Trẻ em là mầm non, là tương lai của đất nước và là đối tượng được đặc biệt quan tâm, chăm sóc và giáo dục và bảo vệ của cả xã hội, điều này đã được cụ thể hóa trong Điều 14 và khoản 2 Điều 6 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”

Tuy nhiên trong thời gian gần đây ở nước ta xảy ra nhiều vụ bạo hành trẻ em đã bị phát hiện và xử lý mà gần đây nhất là vụ án bảo mẫu ở Trường mầm non Mầm Xanh ở Tp Hồ Chí Minh đã có nhiều hành vi bạo hành đối với các trẻ tại cơ sở này gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014 quy định “Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm”. Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm:

“1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm. 

Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ. 

Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức.

Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì.

Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ.

Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.”

Nếu hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm các tội sau:

– Điều 173 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

– Điều 128 Tội vô ý làm chết người.

– Điều 123 Tội giết người.

– Điều 140 Tội hạnh hạ người khác.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em, cần có các giải pháp sau:

Thứ nhất: Ở nước ta trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơ sở trông giữ trẻ với nhiều mô hình và cách làm hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta, tuy nhiên bên cạnh đó đã mọc lên nhiều cơ sở trông giữ trẻ bất hợp pháp, không được cấp phép hoạt động hoặc được cấp phép nhưng điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu trông giữ trẻ. 

Vì vậy, cần tiến hành rà soát, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở trông giữ trẻ. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở trông giữ trẻ, các trường mầm non, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, trình độ, năng lực của giáo viên…

Thứ hai: Các trường đại học, cao đẳng nơi đào tạo ra các giáo viên cần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đào tạo con người có kỹ năng nghề và đạo đức với nghề.

Thứ ba: Các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xử lý nghiêm các hành vi bạo hành trẻ em, kịp thời điều tra, truy tố và đưa ra xét xử các vụ án liên quan đến bạo hành trẻ em.

Thứ tư: Các gia đình, các bậc phụ huynh phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc, theo dõi trẻ em, chủ động phối hợp với các cơ sở giáo dục trong việc chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ con trẻ có như vậy mới hạn chế được tình trạng bạo hành trẻ em ở nước ta hiện nay. 

Thứ năm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ nhận thức trong cộng động trong việc chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội trong hoạt động chăm sóc, bao vệ và giáo dục trẻ em. Vì vậy, cần tiến hành rà soát, kiểm tra đối với tất cả các cơ sở trông giữ trẻ. Kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép cho các cơ sở trông giữ trẻ, các trường mầm non, đặc biệt là các điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất, giáo viên…

TRẦN VĂN HÙNG