Phát huy vai trò của Đảng thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số
Giai đoạn 2020 -2021, trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đường lối, chủ trương đúng đắn cũng như lộ trình đề ra phù hợp của Đảng đã thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp, trong đó có Vietcombank đã vận dụng sáng tạo các đường lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn, tung ra nhiều sản phẩm thanh toán online vừa tiện lợi, an toàn, chi phí rẻ để thúc đẩy người tiêu dùng đến gần hơn với thói quen không tiền mặt.
Các nhà băng đã sẵn sàng
Đảng ta đã xác định từ sớm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cơ hội cho mọi dân tộc. Do vậy, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển khoa học công nghệ và nắm bắt ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đương đại.
Chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ban hành theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hằng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí nên cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Đặc biệt là dưới sức ép phải tồn tại và phát triển trong đại dịch COVID-19, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bước vào một giai đoạn then chốt với những cơ hội lớn và thách thức chưa có tiền lệ.
Thực tế cho thấy diện mạo của các nhà băng Việt đang thay đổi mỗi ngày với tốc độ số hoá nhanh chóng. Đại diện NHNN cho biết, nhiều ngân hàng Việt Nam đã chuyển đổi số ở Top đầu với 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số, vượt sớm và xa mục tiêu đặt ra tại Quyết định 810 là 70% vào năm 2025. 6 trong số 7 ngân hàng niêm yết tiêu biểu đã đầu tư mạnh mẽ vào công cuộc chuyển đổi số trong nhiều năm và nằm trong top dẫn đầu, với tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng số chiếm đến trên 90% trên tổng số giao dịch.
Biểu đồ Tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng số trên tổng số giao dịch
Nguồn: Tổng hợp từ thông cáo báo chí của các ngân hàng công bố năm 2022
Công nghệ số đã thẩm thấu đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tự nhiên, nhanh chóng, được minh chứng qua việc các ngân hàng không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, cung cấp trải nghiệm giao dịch, hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số hiện đại, tiện ích như: mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử e-KYC; ứng dụng AI trong trả lời tự động, hỗ trợ khách hàng bằng Chatbot; sử dụng RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân hoá cao dựa trên phân tích hành vi, thói quen của khách hàng...
Theo NHNN, nhờ tích cực chuyển đổi số, nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.
Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc. Các phương tiện và dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển, đa dạng hóa, góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của người dân. Nhiều tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh xây dựng, cập nhật các phiên bản Mobile Banking thế hệ mới với rất nhiều dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số với việc tích hợp dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ thiết yếu như: điện, viễn thông, thực phẩm, y tế, siêu thị, sàn thương mại điện tử…
Thanh toán số bùng nổ - Vietcombank tạo dấu ấn
Tại Vietcombank, nền tảng ứng dụng và hạ tầng cho chuyển đổi số đã được đầu tư từ rất sớm và quá trình chuyển đổi hoạt động để đáp ứng với đại dịch cũng đã diễn ra một cách nhanh chóng. Với vai trò là doanh nghiệp có vốn Nhà nước, Vietcombank đã triển khai có hiệu quả mọi chủ trương, đường lối của Đảng trong đó nhấn mạnh việc xây dựng nền kinh tế số là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Vietcombank trong giai đoạn tới đến tất cả đảng viên trong Đảng bộ Vietcombank cũng như các cán bộ đang hoạt động trong hệ thống.
Nguồn: Tổng hợp từ thông cáo báo chí của các ngân hàng công bố năm 2022
Công nghệ số đã thẩm thấu đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tự nhiên, nhanh chóng, được minh chứng qua việc các ngân hàng không ngừng đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, cung cấp trải nghiệm giao dịch, hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số hiện đại, tiện ích như: mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử e-KYC; ứng dụng AI trong trả lời tự động, hỗ trợ khách hàng bằng Chatbot; sử dụng RPA tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính cá nhân hoá cao dựa trên phân tích hành vi, thói quen của khách hàng...
Theo NHNN, nhờ tích cực chuyển đổi số, nhiều TCTD có hiệu quả hoạt động tốt, giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) xuống ngưỡng 30%, tiệm cận tỷ lệ mà nhiều ngân hàng khu vực, quốc tế đang chuyển đổi số nỗ lực hướng tới.
Bên cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng nhu cầu thanh toán liên ngân hàng trong toàn quốc. Các phương tiện và dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển, đa dạng hóa, góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử, đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của người dân. Nhiều tổ chức tín dụng đã đẩy mạnh xây dựng, cập nhật các phiên bản Mobile Banking thế hệ mới với rất nhiều dịch vụ ngân hàng số, đặc biệt là xây dựng hệ sinh thái số với việc tích hợp dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ thiết yếu như: điện, viễn thông, thực phẩm, y tế, siêu thị, sàn thương mại điện tử…
Thanh toán số bùng nổ - Vietcombank tạo dấu ấn
Tại Vietcombank, nền tảng ứng dụng và hạ tầng cho chuyển đổi số đã được đầu tư từ rất sớm và quá trình chuyển đổi hoạt động để đáp ứng với đại dịch cũng đã diễn ra một cách nhanh chóng. Với vai trò là doanh nghiệp có vốn Nhà nước, Vietcombank đã triển khai có hiệu quả mọi chủ trương, đường lối của Đảng trong đó nhấn mạnh việc xây dựng nền kinh tế số là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của Vietcombank trong giai đoạn tới đến tất cả đảng viên trong Đảng bộ Vietcombank cũng như các cán bộ đang hoạt động trong hệ thống.
Biểu đồ về việc tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt trong 7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021
Bên cạnh đó, không nằm ngoài xu hướng, Vietcombank đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm phí giao dịch thanh toán, giúp cho các công cụ thanh toán không tiền mặt trở nên thân thiện, đơn giản, tiết kiệm với người dân. Vietcombank đã miễn, giảm phí dịch vụ như phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, phí phát hành thẻ, phí rút tiền tại ATM... cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, từ 1/1/2022, Vietcombank chính thức triển khai chính sách Zero fee - miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên VCB Digibank – nền tảng ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân.
Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên
Không khó để bắt gặp hình ảnh thanh toán trực tuyến ở khắp các ngõ ngách, từ miền quê đến thành phố. Giờ đây từ những tiệm tạp hoá nhỏ cũng đã có thanh toán bằng QR Code hay tại chợ truyền thống cũng đã có bảng ghi số tài khoản… Mặt khác, hầu hết các lĩnh vực như dịch vụ công, giáo dục, y tế… đều đã phát triển mạnh mẽ TTKDTM không chỉ tại Vietcombank mà còn tại hầu hết các TCTD.
Biểu đồ về việc tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt trong 7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021
Bên cạnh đó, không nằm ngoài xu hướng, Vietcombank đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi miễn, giảm phí giao dịch thanh toán, giúp cho các công cụ thanh toán không tiền mặt trở nên thân thiện, đơn giản, tiết kiệm với người dân. Vietcombank đã miễn, giảm phí dịch vụ như phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống Vietcombank, phí phát hành thẻ, phí rút tiền tại ATM... cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Đặc biệt, từ 1/1/2022, Vietcombank chính thức triển khai chính sách Zero fee - miễn toàn bộ phí chuyển tiền và phí duy trì dịch vụ trên VCB Digibank – nền tảng ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân.
Mỗi đảng viên là một tuyên truyền viên
Không khó để bắt gặp hình ảnh thanh toán trực tuyến ở khắp các ngõ ngách, từ miền quê đến thành phố. Giờ đây từ những tiệm tạp hoá nhỏ cũng đã có thanh toán bằng QR Code hay tại chợ truyền thống cũng đã có bảng ghi số tài khoản… Mặt khác, hầu hết các lĩnh vực như dịch vụ công, giáo dục, y tế… đều đã phát triển mạnh mẽ TTKDTM không chỉ tại Vietcombank mà còn tại hầu hết các TCTD.
Bài liên quan
-
KienlongBank ra mắt Ngân hàng số X-Digi: Cách mạng hóa hành trình dịch vụ khách hàng
-
Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank
-
Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
-
HR ASIA vinh danh Vietcombank tại tất cả các hạng mục giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” năm 2024
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận