PVFCCo phối hợp, tháo gỡ khó khăn với các Công ty liên kết

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo) đã đầu tư góp vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng vào các Công ty liên kết. Đến nay, nhiều tín hiệu khả quan đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở những đơn vị này, tạo cơ hội cho PVFCCo vượt qua giai đoạn khó khăn,

 Đầu tư hàng trăm tỉ đồng 

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (tiền thân là Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004. Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi trở thành Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần. Ngày 05/11/2007, Công ty chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, với mã chứng khoán DPM. Tại đại hội đồng cổ đông năm 2008 ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ- PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Ngày 15/05/2008, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần. Được biết, hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đang nắm giữ 59,58% vốn điều lệ của PVFCCo.

Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoài vận hành sản xuất kinh doanh nhà máy Đạm Phú Mỹ, PVFCCo cũng mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào những đơn vị khác. Điển hình là việc PVFCCo đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ các đối tác, hiện nay PVFCCo đang nắm giữ khoảng 25,99% cổ phần của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX).

Theo báo cáo tài chính hợp nhất tính đến ngày 31/12/2019, thể hiện PVFCCo đã đầu tư góp vốn vào PVTEX với số tiền 562,7 tỷ đồng và hiện nay PVFCCo đã trích lập dự phòng 100% cho khoản đầu tư này. Không chỉ có vậy, báo cáo tài chính cũng thể hiện việc PVFCCo cũng phải trích lập dự phòng với phần vốn góp vào Công ty CP Phát triển đô thị Dầu khí (PVC-Mekong) lên tới 100 tỷ đồng.

Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoài vận hành sản xuất kinh doanh nhà máy Đạm Phú Mỹ, PVFCCo cũng mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào những đơn vị khác. Điển hình là việc PVFCCo đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ các đối tác, hiện nay PVFCCo đang nắm giữ khoảng 25,99% cổ phần của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí (VNPOLY). Mặc dù, được kỳ vọng sẽ sớm vươn lên trở thành “đại gia” trong ngành sản xuất xơ sợi hàng đầu của nước ta nhưng khi đi vào vận hành sản xuất, kinh doanh thì VNPOLY lại gặp rất nhiều khó khăn khi bị thua lỗ liên tục.

Để tháo gỡ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và các cổ đông khác, trong đó có PVFCCo đã tích cực tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước có năng lực kinh nghiệm, tài chính và thị trường để hợp tác vận hành sản xuất, kinh doanh Nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp Việt Nam được cho là yếu tố then chốt. Ngay sau đó, VNPOLY đã ký hợp tác với Tổng Công ty Shinkong Synthetic Fibers (SSFC - đơn vị thành viên của Shinkong, Đài Loan) để sản xuất sợi DTY và từng bước hướng tới hợp tác vận hành toàn bộ nhà máy là dấu ấn quan trọng không chỉ với PVN mà cả với ngành dệt may Việt Nam.

SSFC sẽ cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm, VNPOLY đảm nhận sản xuất sợi chủng loại DTY theo chỉ định của đối tác và nhận gia công. Trong quá trình hợp tác, SSFC sẽ hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật để VNPOLY có thể nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường ở các phân khúc chất lượng cao. Trong giai đoạn đầu, hai bên sẽ cùng vận hành 10 dây chuyền sản xuất DTY, tiếp theo sẽ tăng dần đến khi vận hành lại toàn bộ dây chuyền DTY của VNPOLY.

Kể từ ngày nhà máy vận hành trở lại dây chuyền sản xuất sợi DTY đầu tiên, sản phẩm của VNPOLY đã khẳng định được chất lượng, tới các phân khúc khách hàng trong nước và quốc tế. Đến nay, VNPOLY đã có lượng khách hàng ổn định và đầy tin tưởng. Theo thông tin từ VNPOLY thì hiện có hơn 20 DN trong nước là khách hàng ổn định của VNPOLY. Đặc biệt, tại thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… sản phẩm xơ sợi phải đạt những tiêu chuẩn quốc tế khắt khe, VNPOLY cũng đang có một số khách hàng đầy tiềm năng. Sản phẩm chất lượng cao của VNPOLY đã có mặt ở thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc…

Tín hiệu khả quan từ khoản tiền gửi ở OceanBank

Ngoài những khoản đầu tư góp vốn trên, khoản tiền lên tới 284 tỷ đồng của PVFCCo gửi tại OceanBank trước đây nay OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng, cũng là vấn đề dư luận quan tâm.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2019, khoản tiền gửi vào OceanBank được ngân hàng này cam kết sẽ thực hiện chi trả tiền gửi theo lộ trình chi trả trong đề án tái cơ cấu ngân hàng đang trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phê duyệt.

“Ngày 31/12/2019, khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng của Tổng Công ty tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (trước đây là Ngân hàng TMCP Đại Dương) có số dư lớn hơn 284 tỷ đồng. Tại Công văn số 5351/2016/CV-OCEANBANK ngày 4/10/2016 và Công văn số 60/2018/CV-OCEANBANK ngày 28/12/2018, Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương cam kết sẽ thực hiện việc chi trả tiền gửi của khách hàng theo lộ trình chi trả trong đề án tái cơ cấu ngân hàng đang trình Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phê duyệt. Lãi tiền gửi đã được Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương chi trả từ ngày 1/10/2015 đến nay”, Báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2019 nêu.

Đánh giá về khoản tiền gửi này, chuyên gia kinh tế  Lê Văn Trung cho rằng, Do OceanBank đã được Ngân hàng Nhà nước mua lại cho nên Ngân hàng Nhà nước sẽ kế thừa các quyền và nghĩa vụ của OceanBank. 

Còn Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng văn phòng Luật sư Trung Hòa (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cũng cho rằng, sự việc Ocean Bank được Ngân hàng nhà nước mua lại thuộc trường hợp tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong trường hợp này cần phải xác định rằng Ocean Bank tuy được Ngân hàng Nhà nước mua lại nhưng vẫn là một doanh nghiệp độc lập, không thực hiện thủ tục sáp nhập vào ngân hàng nhà nước. Vì vậy, quyền lợi của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng vẫn được đảm bảo. Việc chi trả tiền theo lộ trình chi trả đã được Ocean Bank cam kết, vì vậy về mặt pháp lý thì quyền lợi của PVFCCo vẫn phải được đảm bảo theo quy định.

 

 Nhà máy Đạm Phú Mỹ (ảnh internet)

 

VĂN DON