Quảng Nam: Hội thảo Khởi động và triển khai Kế hoạch hành động REDD+ Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030
Vừa qua UBND tỉnh tổ chức Hội thảo Khởi động và triển khai Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng cac-bon rừng (REDD+) tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2030
Tham dự Hội thảo có ông Phạm Văn Điển – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Đồng chí Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan, còn có sự tham gia của lãnh đạo cấp huyện, ban quản lý các khu bảo tồn và rừng phòng hộ, hạt kiểm lâm, doanh nghiệp và HTX lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và Bà Brittany Thomas – Điều phối viên môi trường, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Hồ Quang Bửu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Kế hoạch REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030 được xây dựng và phê duyệt, ngoài sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nỗ lực của Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ban ngành, địa phương liên quan của tỉnh còn có sự tham gia chỉ đạo, hướng dẫn của Văn phòng Điều phối Quốc gia về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và thực hiện REDD+, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ, dự án đã tích cực hỗ trợ ngay từ bước đầu khảo sát điều tra nắm bắt thông tin để xây dựng Kế hoạch cho đến giai đoạn hoàn thiện, phê duyệt và kết nối với các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường carbon rừng của tỉnh.
Ông Bửu cho biết thêm tiềm năng rừng ở Quảng Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các lưu vực, chống xói mòn đất, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó triển khai Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng ở Quảng Nam.
UBND tỉnh đã công bố Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+) giai đoạn 2020 – 2030. Tỉnh tập trung chú trọng chỉ đạo công tác quy hoạch lâm nghiệp, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển miền núi, nâng cao đời sống nhân dân sống trong và ven rừng, từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng cũng như nâng cao giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều nguồn lực của Trung ương, địa phương, nguồn xã hội hóa và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo vệ và phát triển rừng để tiến tới đạt mục tiêu giảm mất rừng, suy thoái rừng và phục hồi chức năng các hệ sinh thái rừng, từng bước giảm thiểu các nguy cơ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày càng hiện hữu.
Ông Lê Minh Hưng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết thêm Kế hoạch hành động REDD+ được dự án Trường Sơn Xanh của USAID hỗ trợ xây dựng từ năm 2017, được hoàn thiện sau khi tham vấn các sở, nghành liên quan. sẽ chọn cách phát triển mô hình nông – lâm nghiệp kết hợp lồng ghép vào REDD+ bởi thực tiễn cho thấy các vườn rừng nông – lâm kết hợp có khả năng hấp thụ các bon cao gấp 4 lần so với trồng thuần loài, Kế hoạch hành động REDD+ Giảm là giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường trữ lượng các-bon rừng thông qua trồng rừng và làm giàu rừng; thúc đẩy quản lý bền vững rừng sản xuất. Cái chú trọng nữa là nâng cao nhận thức các cơ quan, tổ chức, chủ rừng (bao gồm các hộ gia đình và cộng đồng) để bảo tồn hiệu quả, quản lý bền vững và tăng cường chất lượng rừng.
Mục tiêu chính của của Kế hoạch REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030 là quản lý và bảo tồn rừng hiệu quả, tăng trữ lượng các bon cho rừng, đồng thời phấn đấu giữ nguyên diện tích rừng tự nhiên hiện 466.113 héc ta và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên thông qua việc tăng cường bảo tồn, bảo vệ rừng cũng như các biện pháp làm giàu rừng. Tăng diện tích rừng sản xuất chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 có ít nhất 15% diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC, trong đó rừng trồng cây gỗ lớn đạt 28.000 ha. Phục hồi 230.000 lượt ha rừng bao gồm 7.500 ha rừng đặc dụng, 190.000 ha rừng phòng hộ và 34.000 ha rừng sản xuất. giảm 14,17 triệu tấn CO2¬ từ rừng vào năm 2030, trung bình giảm khoảng 1,18 triệu tấn CO2 mỗi năm. Cải thiện và tăng cường quản trị rừng trong tỉnh, đặc biệt là thông qua các nỗ lực để giao và khoán 359.000 ha rừng, trong đó giao 61.000 ha rừng/đất rừng phù hợp cho các hộ, cộng đồng dân cư và giao 298.000 ha rừng cho các Ban quản lý rừng.
Tại hội thảo các đại biểu tham dự đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp về những khó khăn và phương pháp thuận lợi nhất để Kế hoạch REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030 đạt nhiều hiệu quả. Các đại biểu đã được thông qua các nội dung chính, thời gian, kinh phí thực hiện, cách thức và các bước triển khai của Kế hoạch REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030; Kết quả xây dựng bản đồ rủi ro mất rừng, phục vụ đánh giá khả thi và thực hiện Kế hoạch REDD+ tại tỉnh Quảng Nam; Kết quả tìm hiểu và đánh giá các nhà đầu tư tiềm năng cho kinh doanh, mua tín chỉ các bon rừng của tỉnh.
Theo Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng Quảng Nam – Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 – 2030 thông qua thì việc mất rừng hạn chế, suy thoái rừng, quản lý bềnh vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon cho rừng, và đây cũng là nguồn thu lớn của tỉnh Quảng Nam nói chung, góp phần hỗ trợ tốt hơn cho công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, ngoài nguồn thu chi trả theo nghị định 156 của chính Phủ thì đây cũng là một nguồn hỗ trợ thêm cho công tác chi trả bảo vệ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chính vì chính sách chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường rừng ổn định góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào miền núi có thêm thu nhập ổn định, cải thiện đời sống trong thu nhập khi tham gia công tác bảo vệ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh, đồng thời giúp cho cộng đồng bảo vệ rừng có trách nhiệm hơn và có thể cung cấp thêm nguồn tài chính lớn cho việc bảo về rừng, giúp các nhà hoạch định sử dụng nguồn vốn REDD+ hiệu quả.
Các khu vực triển khai các hoạt động REDD+ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: – Rừng tự nhiên giàu/giá trị trữ lượng các bon cao; – Đối mặt với đe dọa mất rừng/suy thoái rừng; – Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học; – Giá trị dịch vụ hệ sinh thái; – Khu vực đất trống, bị thoái hóa nặng nề; – Nằm ở các hệ thống lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ưu tiên; – Đất lâm nghiệp có sẵn(cho trồng rừng/trồng lại rừng); – Phù hợp với các chương trình, chính sách của tỉnh; – Có khả thi, năng lực và sự sẵn sàng của các bên liên quan (Ban quản lý rừng, cộng đồng địa phương. vv..).
Cũng sau hội thảo chuẩn bị Khung, Dự thảo Đề án và hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư kinh doanh các tín chỉ các bon rừng cho thực hiện KHHĐ REDD+ của tỉnh.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận