Quảng Nam tổ chức Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất
Lễ hội diễn ra từ ngày 19/5 đến ngày 22/5/2022 tại công viên vườn tượng An Hội, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đã có khoảng 150 doanh nghiệp, chủ thể OCOP trong và ngoài tỉnh như: Hà Nội, Quảng Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Đồng Tháp với tổng cộng 16 làng nghề và hơn 40 nghệ nhân tham gia.
Quy mô của Festival lần này có 10 nhà gỗ (diện tích bình quân là 53m2/nhà gỗ) và 78 gian nhà tre (kích thước 2,5m x 2,5m/nhà). Đồng thời, ban tổ chức còn bố trí khu gian hàng trung tâm để quảng bá những sản phẩm mới của du lịch Quảng Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại như: Giới thiệu trang sản phẩm Quảng Nam; trưng bày cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm…
Festival tại Quảng Nam lần này là một trong những hoạt động trọng tâm của năm Du lịch Quốc Gia 2022. Trong 4 ngày Festival sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng, thu hút nhiều sự quan tâm như: Biểu diễn nghề Dệt thổ cẩm (tỉnh Đăk Lăk và huyện Tây Giang, Quảng Nam), gốm Bát Tràng, gốm Thanh Hà, chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), Đan mê bồ (Đồng Tháp), dệt lụa (huyện Duy Xuyên), Diễn tấu Cồng chiêng – Tây Nguyên (UBND TP Buôn Ma Thuột); đêm Hoài Giang và chương trình hát hò khoan đối đáp Thanh Hóa – Quảng Nam; Ẩm thực truyền thống… được truyền hình trực tiếp trên đài QRT, nối sóng trực tiếp trên đài VTV5 và nhiều đài trên cả nước tiếp sóng.
Nghề dệt thổ cẩm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam - Ảnh: Nhân Tâm
Nghề đan lát truyền thống của người Cơ Tu - Ảnh: Lam Anh
Các sản phẩm nghề truyền thống, OCOP được trưng bày, giới thiệu đến du khách, nhà đầu tư trong và ngoài nước - Ảnh: Long Phi
Thời gian qua các làng nghề truyền thống tại Quảng Nam đã tạo được việc làm cho nhiều người, góp phần phát triển kinh tế địa phương và phản ánh đậm nét được dấu ấn văn hóa bản địa xứ Quảng. Vì vậy, lễ hội lần này cũng chính là cầu nối để giới thiệu, quảng bá văn hóa, thành tựu, tiềm năng con người và vùng đất Quảng Nam trên nhiều lĩnh vực đến với du khách và các nhà đầu tư trong, ngoài nước. Thúc đẩy cho các sản phẩm nghề truyền thống, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trở thành biểu tượng hàng hóa để từ đó tìm kiếm đối tác và mở rộng thị trường tiêu thụ. Thông qua lễ hội còn giúp tôn vinh những nghệ nhân của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh thành khác đã có đóng góp cho sự phát triển của các làng nghề truyền thống. Ngoài ra còn tạo cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề giao lưu văn hóa, tăng cường liên hết và hợp tác để tìm ra các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tỉnh thành trong khu vực nói chung và của tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Hội An sẽ là địa điểm diễn ra Festival Nghề truyền thống vùng miền lần thứ nhất – Quảng Nam 2022
LƯƠNG NGHIỆP – NGHĨA NGUYỄN
Bài liên quan
-
Bệnh Viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và công ty TNHH MTV nước khoáng công đoàn Quang Hanh
-
Doanh nghiệp Quảng Nam tạo ấn tượng mạnh ở Thái Lan
-
Quảng Nam: Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa giáo dục môi trường tại huyện biên giới Tây Giang
-
Quảng Nam: Đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa bảo vệ rừng cho học sinh
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Ngày Xuân, Cột cờ Lũng Cú cảnh đẹp mê hoặc lòng người
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Xuân mới, cơ hội mới, khí thế mới!
Bình luận