Quyết tâm chính trị mới xây dựng Đảng cách mạng chân chính, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của nhân dân

Nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất - 2018, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Phóng viên Báo chí cuộc phỏng vấn đầu năm. Với tất cả tâm huyết và trách nhiệm của mình, Tổng Bí thư muốn gửi tới toàn Đảng, toàn dân quyết tâm chính trị mới để xây dựng một đảng cách mạng chân chính, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của nhân dân. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
    Nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất – 2018, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Phóng viên Báo chí cuộc phỏng vấn đầu năm. Với tất cả tâm huyết và trách nhiệm của mình, Tổng Bí thư muốn gửi tới toàn Đảng, toàn dân quyết tâm chính trị mới để xây dựng một đảng cách mạng chân chính, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của nhân dân. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
    Phóng viên (PV): Năm 2017, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng, là một năm thu được nhiều kết quả đáng mừng. Xin Tổng Bí thư cho biết ấn tượng sâu sắc nhất đối với nhiệm vụ then chốt này trong năm qua?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đúng là trong năm 2017 chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong công tác xây dựng Đảng, tiếp sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, hai Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 đã bàn và ra nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, chăm lo công tác cán bộ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương… Đây không phải là công việc cho một nhiệm kỳ mà là công việc phải làm lâu dài và gắn kết chặt chẽ với nhau, nhằm làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, tập hợp và phát huy được mọi nguồn lực sức mạnh trong nhân dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương chỉ đạo quyết liệt gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt, được dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ, coi đây là một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của năm 2017.
    Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã có một số lần tự chỉnh đốn, đó là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, nhưng có lẽ chưa bao giờ đạt được kết quả tích cực như lần này. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý để giải quyết đối với một số lĩnh vực, nhất là trong công tác cán bộ, vừa chỉ đạo quyết liệt giải quyết từng vụ việc cụ thể, làm đến đâu có kết luận minh bạch đến đó.
    Mỗi kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đều nêu cụ thể từng vụ việc vi phạm để xử lý và đề xuất hướng xử lý. Nhiều vụ việc, vụ án kinh tế phức tạp xảy ra từ những năm trước, nay vẫn bị điều tra, khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử với mức án nghiêm minh; nhiều cán bộ kể cả cán bộ cấp cao phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc mà vẫn “tâm phục, khẩu phục”.
    Trong xử lý cán bộ vi phạm không còn “vùng cấm”, “vùng tránh”. Trốn ra nước ngoài, cũng không thoát tội. Việc chỉnh đốn Đảng, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên mắc sai phạm không hề làm “chùn” sự chỉ đạo hay “chậm lại” sự phát triển như có người lo ngại, mà ngược lại nó góp phần làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
    Thực tế, năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm, kinh tế – xã hội nước ta đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu, GDP đạt 6,81%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định ở tầm cao mới.
    PV: Thưa Tổng Bí thư, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, đồng chí thấy điều gì còn băn khoăn trăn trở; và làm thế nào khắc phục, giải quyết các vấn đề đặt ra?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta đã cố gắng làm được một số việc, nhưng còn rất nhiều việc phải làm. Bởi vì đây là sự nghiệp lớn, vô cùng quan trọng nhưng cũng đặc biệt khó khăn.
    Bản thân thực tiễn cuộc sống cũng luôn luôn vận động, phát triển, luôn luôn nảy sinh những vấn đề mới, yêu cầu mới phải giải quyết. Điều băn khoăn trăn trở hiện nay là vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vấn đề này, thường chỉ quẩn quanh với những suy nghĩ, tính toán vì lợi ích cục bộ, cá nhân vị kỷ.
    Nhiều người chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình; một số vấn đề, nhất là ở các địa phương, qua kiểm điểm chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình,… Tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tuy đạt kết quả tích cực nhưng chưa đồng bộ; việc phát hiện tham nhũng còn khó khăn, kết quả thấp.
    Ở một số địa phương, bộ, ngành chưa tạo được chuyến biến, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh; vi phạm trong công tác cán bộ còn nhiều, nhất là khâu bổ nhiệm và quản lý, xử lý cán bộ vi phạm,… Suy cho cùng, bệnh cá nhân chủ nghĩa vẫn rất nặng. Chúng ta đã nói nhiều, phải học tập đạo đức Bác Hồ, nhưng điều này vẫn chưa thật thấm.
    Con đường đi lên phía trước của chúng ta có nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thử thách; nếu Đảng không tự chỉnh đốn, để cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái, “tự diễn biến” thì sẽ mất lòng tin, mà mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả. Toàn Đảng, cả hệ thống chính trị cần nhận thức sâu sắc nguy cơ này.
    Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt. Công tác chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật không thiếu, nhưng cái cần nhất hiện nay là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động. Các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền phải vào cuộc đồng bộ với quyết tâm cao và quyết liệt hơn.
    Trước hết, cần tập trung khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ, sai phạm của cán bộ mà dư luận bức xúc. Phát huy vai trò của nhân dân trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức,…
    Trong quá trình thực hiện, các cơ quan phòng, chống tham nhũng, giúp việc của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải là “thanh bảo kiếm” sắc bén, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân; có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn việc làm chưa đúng.
    Các đoàn công tác của Trung ương tích cực kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực. Nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý vi phạm nương nhẹ thì cấp ủy ở đó, người đứng đầu cơ quan, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý đúng mức, không “rút kinh nghiệm” chung chung. Bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật, chúng ta đều phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới.
    Song, cũng cần nhắc lại rằng, chúng ta không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; cũng không phải cứ xử lý nhiều cán bộ mới là thành công. Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tiêu cực là qua mỗi vụ việc để tìm ra cái sai, chỉ rõ yếu kém, hạn chế của tổ chức, cán bộ, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho cả người khác, nơi khác phòng ngừa để không tái diễn, không mắc phải.
    Vụ việc nào sai do cán bộ thì xem lại các khâu trong công tác cán bộ để điều chỉnh; sai do cơ chế, chính sách thì nghiên cứu bổ sung cho phù hợp thực tế, đẩy lùi được suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phương châm là phát huy sức mạnh tập thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu và có cơ chế kiểm soát quyền lực, “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”.
    Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng là củng cố sự đoàn kết, thống nhất và tăng cường sức mạnh của Đảng lãnh đạo đất nước tiến lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.
    PV: Tổng Bí thư đã nhiều lần nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, “then chốt của mọi then chốt”. Thưa đồng chí, điểm mấu chốt trong vấn đề tổ chức bộ máy và cán bộ hiện nay là gì?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
    Có thể nói chưa bao giờ công tác tổ chức, cán bộ của Đảng mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng, năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ được nhấn mạnh và triển khai quyết liệt như hiện nay. Đây là công việc lớn, khó, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và con người, cho nên phải có những giải pháp căn cốt, vừa mang tầm chiến lược, vừa có tính đột phá, cùng với quyết tâm vượt qua các rào cản trong việc thực thi để tạo ra bước ngoặt phát triển, đem lại động lực mới cho toàn hệ thống chính trị.
    Việc sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ phải lựa chọn được những người đủ tâm, đủ tầm để gánh vác công việc, chấm dứt tình trạng “vì người để đặt ra công việc” mà ko “vì việc để chọn người”. Phải dựa trên kết quả kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và căn cứ vào kết quả của việc làm thực tế, cụ thể để đánh giá cán bộ, thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời công chức kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Trong quá trình này cần dân chủ bàn bạc, khách quan, công tâm trong cấp ủy, công khai, minh bạch trong cơ quan, không được lợi dụng quyền hành để nâng đỡ thân hữu, người nhà không đủ tiêu chuẩn; thải loại người mình không ưng, không được “cánh hẩu”. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức, thu hút người thật sự có đức, có tài, hết lòng vì Đảng, vì dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    PV: Trước thềm năm mới, Tổng Bí thư có điều gì gửi gắm đến đồng bào, chiến sĩ cả nước?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Năm Đinh Dậu đã đi qua để lại cho chúng ta những niềm vui và dấu ấn tốt đẹp để chúng ta vững tin bước vào mùa xuân Mậu Tuất. Sang năm mới, tôi xin chúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, phát huy những kết quả và thành công của năm Đinh Dậu, biến vận hội, niềm tin mới thành ý chí, sức mạnh vô biên để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
    PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư. Nhân dịp năm mới, những người làm báo Đảng xin kính chúc đồng chí luôn dồi dào sức khỏe, cùng toàn Đảng, toàn dân vững bước trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. 
                                                                              Bắc Văn (thực hiện)
    Phóng viên (PV): Năm 2017, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng, là một năm thu được nhiều kết quả đáng mừng. Xin Tổng Bí thư cho biết ấn tượng sâu sắc nhất đối với nhiệm vụ then chốt này trong năm qua?
 
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đúng là trong năm 2017 chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong công tác xây dựng Đảng, tiếp sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, hai Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 đã bàn và ra nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, chăm lo công tác cán bộ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương… Đây không phải là công việc cho một nhiệm kỳ mà là công việc phải làm lâu dài và gắn kết chặt chẽ với nhau, nhằm làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, tập hợp và phát huy được mọi nguồn lực sức mạnh trong nhân dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương chỉ đạo quyết liệt gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt, được dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ, coi đây là một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của năm 2017.
 
    Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã có một số lần tự chỉnh đốn, đó là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, nhưng có lẽ chưa bao giờ đạt được kết quả tích cực như lần này. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý để giải quyết đối với một số lĩnh vực, nhất là trong công tác cán bộ, vừa chỉ đạo quyết liệt giải quyết từng vụ việc cụ thể, làm đến đâu có kết luận minh bạch đến đó.
 
    Mỗi kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đều nêu cụ thể từng vụ việc vi phạm để xử lý và đề xuất hướng xử lý. Nhiều vụ việc, vụ án kinh tế phức tạp xảy ra từ những năm trước, nay vẫn bị điều tra, khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử với mức án nghiêm minh; nhiều cán bộ kể cả cán bộ cấp cao phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc mà vẫn “tâm phục, khẩu phục”.
 
    Trong xử lý cán bộ vi phạm không còn “vùng cấm”, “vùng tránh”. Trốn ra nước ngoài, cũng không thoát tội. Việc chỉnh đốn Đảng, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên mắc sai phạm không hề làm “chùn” sự chỉ đạo hay “chậm lại” sự phát triển như có người lo ngại, mà ngược lại nó góp phần làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
 
    Thực tế, năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm, kinh tế – xã hội nước ta đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu, GDP đạt 6,81%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định ở tầm cao mới.
 
    PV: Thưa Tổng Bí thư, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, đồng chí thấy điều gì còn băn khoăn trăn trở; và làm thế nào khắc phục, giải quyết các vấn đề đặt ra?
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta đã cố gắng làm được một số việc, nhưng còn rất nhiều việc phải làm. Bởi vì đây là sự nghiệp lớn, vô cùng quan trọng nhưng cũng đặc biệt khó khăn.
 
    Bản thân thực tiễn cuộc sống cũng luôn luôn vận động, phát triển, luôn luôn nảy sinh những vấn đề mới, yêu cầu mới phải giải quyết. Điều băn khoăn trăn trở hiện nay là vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vấn đề này, thường chỉ quẩn quanh với những suy nghĩ, tính toán vì lợi ích cục bộ, cá nhân vị kỷ.
 
    Nhiều người chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình; một số vấn đề, nhất là ở các địa phương, qua kiểm điểm chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình,… Tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tuy đạt kết quả tích cực nhưng chưa đồng bộ; việc phát hiện tham nhũng còn khó khăn, kết quả thấp.
 
    Ở một số địa phương, bộ, ngành chưa tạo được chuyến biến, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh; vi phạm trong công tác cán bộ còn nhiều, nhất là khâu bổ nhiệm và quản lý, xử lý cán bộ vi phạm,… Suy cho cùng, bệnh cá nhân chủ nghĩa vẫn rất nặng. Chúng ta đã nói nhiều, phải học tập đạo đức Bác Hồ, nhưng điều này vẫn chưa thật thấm. 
 
    Con đường đi lên phía trước của chúng ta có nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thử thách; nếu Đảng không tự chỉnh đốn, để cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái, “tự diễn biến” thì sẽ mất lòng tin, mà mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả. Toàn Đảng, cả hệ thống chính trị cần nhận thức sâu sắc nguy cơ này.
 
    Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt. Công tác chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật không thiếu, nhưng cái cần nhất hiện nay là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động. Các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền phải vào cuộc đồng bộ với quyết tâm cao và quyết liệt hơn.
 
    Trước hết, cần tập trung khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ, sai phạm của cán bộ mà dư luận bức xúc. Phát huy vai trò của nhân dân trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức,…
 
    Trong quá trình thực hiện, các cơ quan phòng, chống tham nhũng, giúp việc của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải là “thanh bảo kiếm” sắc bén, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân; có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn việc làm chưa đúng.
 
    Các đoàn công tác của Trung ương tích cực kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực. Nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý vi phạm nương nhẹ thì cấp ủy ở đó, người đứng đầu cơ quan, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý đúng mức, không “rút kinh nghiệm” chung chung. Bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật, chúng ta đều phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới.
 
    Song, cũng cần nhắc lại rằng, chúng ta không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; cũng không phải cứ xử lý nhiều cán bộ mới là thành công. Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tiêu cực là qua mỗi vụ việc để tìm ra cái sai, chỉ rõ yếu kém, hạn chế của tổ chức, cán bộ, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho cả người khác, nơi khác phòng ngừa để không tái diễn, không mắc phải.
 
    Vụ việc nào sai do cán bộ thì xem lại các khâu trong công tác cán bộ để điều chỉnh; sai do cơ chế, chính sách thì nghiên cứu bổ sung cho phù hợp thực tế, đẩy lùi được suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phương châm là phát huy sức mạnh tập thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu và có cơ chế kiểm soát quyền lực, “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”.
 
    Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng là củng cố sự đoàn kết, thống nhất và tăng cường sức mạnh của Đảng lãnh đạo đất nước tiến lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.
 
    PV: Tổng Bí thư đã nhiều lần nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, “then chốt của mọi then chốt”. Thưa đồng chí, điểm mấu chốt trong vấn đề tổ chức bộ máy và cán bộ hiện nay là gì?
 
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
 
    Có thể nói chưa bao giờ công tác tổ chức, cán bộ của Đảng mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng, năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ được nhấn mạnh và triển khai quyết liệt như hiện nay. Đây là công việc lớn, khó, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và con người, cho nên phải có những giải pháp căn cốt, vừa mang tầm chiến lược, vừa có tính đột phá, cùng với quyết tâm vượt qua các rào cản trong việc thực thi để tạo ra bước ngoặt phát triển, đem lại động lực mới cho toàn hệ thống chính trị.
 
    Việc sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ phải lựa chọn được những người đủ tâm, đủ tầm để gánh vác công việc, chấm dứt tình trạng “vì người để đặt ra công việc” mà ko “vì việc để chọn người”. Phải dựa trên kết quả kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và căn cứ vào kết quả của việc làm thực tế, cụ thể để đánh giá cán bộ, thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời công chức kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 
    Trong quá trình này cần dân chủ bàn bạc, khách quan, công tâm trong cấp ủy, công khai, minh bạch trong cơ quan, không được lợi dụng quyền hành để nâng đỡ thân hữu, người nhà không đủ tiêu chuẩn; thải loại người mình không ưng, không được “cánh hẩu”. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức, thu hút người thật sự có đức, có tài, hết lòng vì Đảng, vì dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
 
    PV: Trước thềm năm mới, Tổng Bí thư có điều gì gửi gắm đến đồng bào, chiến sĩ cả nước?
 
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Năm Đinh Dậu đã đi qua để lại cho chúng ta những niềm vui và dấu ấn tốt đẹp để chúng ta vững tin bước vào mùa xuân Mậu Tuất. Sang năm mới, tôi xin chúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, phát huy những kết quả và thành công của năm Đinh Dậu, biến vận hội, niềm tin mới thành ý chí, sức mạnh vô biên để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
 
    PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư. Nhân dịp năm mới, những người làm báo Đảng xin kính chúc đồng chí luôn dồi dào sức khỏe, cùng toàn Đảng, toàn dân vững bước trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. 
    Nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất – 2018, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Phóng viên Báo chí cuộc phỏng vấn đầu năm. Với tất cả tâm huyết và trách nhiệm của mình, Tổng Bí thư muốn gửi tới toàn Đảng, toàn dân quyết tâm chính trị mới để xây dựng một đảng cách mạng chân chính, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của nhân dân. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
    Phóng viên (PV): Năm 2017, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng, là một năm thu được nhiều kết quả đáng mừng. Xin Tổng Bí thư cho biết ấn tượng sâu sắc nhất đối với nhiệm vụ then chốt này trong năm qua?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đúng là trong năm 2017 chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong công tác xây dựng Đảng, tiếp sau Hội nghị Trung ương 4 năm 2016, hai Hội nghị Trung ương 5, Trung ương 6 đã bàn và ra nghị quyết về nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, chăm lo công tác cán bộ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương… Đây không phải là công việc cho một nhiệm kỳ mà là công việc phải làm lâu dài và gắn kết chặt chẽ với nhau, nhằm làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, tập hợp và phát huy được mọi nguồn lực sức mạnh trong nhân dân. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương chỉ đạo quyết liệt gắn với đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tạo chuyển biến rõ rệt, được dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ, coi đây là một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của năm 2017.
    Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta đã có một số lần tự chỉnh đốn, đó là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, nhưng có lẽ chưa bao giờ đạt được kết quả tích cực như lần này. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vừa ban hành nhiều văn bản quan trọng làm cơ sở pháp lý để giải quyết đối với một số lĩnh vực, nhất là trong công tác cán bộ, vừa chỉ đạo quyết liệt giải quyết từng vụ việc cụ thể, làm đến đâu có kết luận minh bạch đến đó.
    Mỗi kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đều nêu cụ thể từng vụ việc vi phạm để xử lý và đề xuất hướng xử lý. Nhiều vụ việc, vụ án kinh tế phức tạp xảy ra từ những năm trước, nay vẫn bị điều tra, khởi tố, truy tố, đưa ra xét xử với mức án nghiêm minh; nhiều cán bộ kể cả cán bộ cấp cao phải nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc mà vẫn “tâm phục, khẩu phục”.
    Trong xử lý cán bộ vi phạm không còn “vùng cấm”, “vùng tránh”. Trốn ra nước ngoài, cũng không thoát tội. Việc chỉnh đốn Đảng, xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên mắc sai phạm không hề làm “chùn” sự chỉ đạo hay “chậm lại” sự phát triển như có người lo ngại, mà ngược lại nó góp phần làm trong sạch, tạo sức mạnh thật sự của bộ máy và đội ngũ, củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân, tạo động lực mới, khí thế mới để toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
    Thực tế, năm 2017, lần đầu tiên sau nhiều năm, kinh tế – xã hội nước ta đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu, GDP đạt 6,81%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định ở tầm cao mới.
    PV: Thưa Tổng Bí thư, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, đồng chí thấy điều gì còn băn khoăn trăn trở; và làm thế nào khắc phục, giải quyết các vấn đề đặt ra?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chúng ta đã cố gắng làm được một số việc, nhưng còn rất nhiều việc phải làm. Bởi vì đây là sự nghiệp lớn, vô cùng quan trọng nhưng cũng đặc biệt khó khăn.
    Bản thân thực tiễn cuộc sống cũng luôn luôn vận động, phát triển, luôn luôn nảy sinh những vấn đề mới, yêu cầu mới phải giải quyết. Điều băn khoăn trăn trở hiện nay là vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên chưa nhận thức được đầy đủ và sâu sắc vấn đề này, thường chỉ quẩn quanh với những suy nghĩ, tính toán vì lợi ích cục bộ, cá nhân vị kỷ.
    Nhiều người chưa tự giác nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình; một số vấn đề, nhất là ở các địa phương, qua kiểm điểm chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình,… Tình trạng suy thoái, tham nhũng, tiêu cực có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tuy đạt kết quả tích cực nhưng chưa đồng bộ; việc phát hiện tham nhũng còn khó khăn, kết quả thấp.
    Ở một số địa phương, bộ, ngành chưa tạo được chuyến biến, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, nể nang, né tránh; vi phạm trong công tác cán bộ còn nhiều, nhất là khâu bổ nhiệm và quản lý, xử lý cán bộ vi phạm,… Suy cho cùng, bệnh cá nhân chủ nghĩa vẫn rất nặng. Chúng ta đã nói nhiều, phải học tập đạo đức Bác Hồ, nhưng điều này vẫn chưa thật thấm.
    Con đường đi lên phía trước của chúng ta có nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thử thách; nếu Đảng không tự chỉnh đốn, để cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái, “tự diễn biến” thì sẽ mất lòng tin, mà mất lòng tin của nhân dân là mất tất cả. Toàn Đảng, cả hệ thống chính trị cần nhận thức sâu sắc nguy cơ này.
    Trung ương đã và đang làm quyết liệt, địa phương cũng phải quyết liệt. Công tác chỉ đạo của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật không thiếu, nhưng cái cần nhất hiện nay là sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí và hành động. Các cấp ủy, tổ chức đảng, các bộ, ngành, địa phương, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền phải vào cuộc đồng bộ với quyết tâm cao và quyết liệt hơn.
    Trước hết, cần tập trung khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ, sai phạm của cán bộ mà dư luận bức xúc. Phát huy vai trò của nhân dân trong ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên, công chức,…
    Trong quá trình thực hiện, các cơ quan phòng, chống tham nhũng, giúp việc của các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở phải là “thanh bảo kiếm” sắc bén, có dũng khí đấu tranh ngăn chặn những việc làm sai trái, lợi ích nhóm, mưu lợi cá nhân; có nghiệp vụ, bản lĩnh bảo vệ cái đúng, chỉ rõ cái sai, can ngăn việc làm chưa đúng.
    Các đoàn công tác của Trung ương tích cực kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng; xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, các lĩnh vực nhạy cảm, dễ nảy sinh tiêu cực. Nơi nào tự kiểm tra không phát hiện, hoặc phát hiện nhưng xử lý vi phạm nương nhẹ thì cấp ủy ở đó, người đứng đầu cơ quan, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và có hình thức xử lý đúng mức, không “rút kinh nghiệm” chung chung. Bất cứ trường hợp nào vi phạm kỷ luật, chúng ta đều phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới.
    Song, cũng cần nhắc lại rằng, chúng ta không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình; cũng không phải cứ xử lý nhiều cán bộ mới là thành công. Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tiêu cực là qua mỗi vụ việc để tìm ra cái sai, chỉ rõ yếu kém, hạn chế của tổ chức, cán bộ, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho cả người khác, nơi khác phòng ngừa để không tái diễn, không mắc phải.
    Vụ việc nào sai do cán bộ thì xem lại các khâu trong công tác cán bộ để điều chỉnh; sai do cơ chế, chính sách thì nghiên cứu bổ sung cho phù hợp thực tế, đẩy lùi được suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phương châm là phát huy sức mạnh tập thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu và có cơ chế kiểm soát quyền lực, “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế”.
    Mục tiêu của xây dựng, chỉnh đốn Đảng là củng cố sự đoàn kết, thống nhất và tăng cường sức mạnh của Đảng lãnh đạo đất nước tiến lên trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển.
    PV: Tổng Bí thư đã nhiều lần nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, “then chốt của mọi then chốt”. Thưa đồng chí, điểm mấu chốt trong vấn đề tổ chức bộ máy và cán bộ hiện nay là gì?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, một trong những điều kiện thiết yếu để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
    Có thể nói chưa bao giờ công tác tổ chức, cán bộ của Đảng mà trọng tâm là đổi mới, nâng cao chất lượng, năng lực của bộ máy và đội ngũ cán bộ được nhấn mạnh và triển khai quyết liệt như hiện nay. Đây là công việc lớn, khó, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và con người, cho nên phải có những giải pháp căn cốt, vừa mang tầm chiến lược, vừa có tính đột phá, cùng với quyết tâm vượt qua các rào cản trong việc thực thi để tạo ra bước ngoặt phát triển, đem lại động lực mới cho toàn hệ thống chính trị.
    Việc sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng như cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ phải lựa chọn được những người đủ tâm, đủ tầm để gánh vác công việc, chấm dứt tình trạng “vì người để đặt ra công việc” mà ko “vì việc để chọn người”. Phải dựa trên kết quả kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và căn cứ vào kết quả của việc làm thực tế, cụ thể để đánh giá cán bộ, thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời công chức kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
    Trong quá trình này cần dân chủ bàn bạc, khách quan, công tâm trong cấp ủy, công khai, minh bạch trong cơ quan, không được lợi dụng quyền hành để nâng đỡ thân hữu, người nhà không đủ tiêu chuẩn; thải loại người mình không ưng, không được “cánh hẩu”. Đồng thời xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức, thu hút người thật sự có đức, có tài, hết lòng vì Đảng, vì dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
    PV: Trước thềm năm mới, Tổng Bí thư có điều gì gửi gắm đến đồng bào, chiến sĩ cả nước?
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Năm Đinh Dậu đã đi qua để lại cho chúng ta những niềm vui và dấu ấn tốt đẹp để chúng ta vững tin bước vào mùa xuân Mậu Tuất. Sang năm mới, tôi xin chúc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, phát huy những kết quả và thành công của năm Đinh Dậu, biến vận hội, niềm tin mới thành ý chí, sức mạnh vô biên để xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
    PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư. Nhân dịp năm mới, những người làm báo Đảng xin kính chúc đồng chí luôn dồi dào sức khỏe, cùng toàn Đảng, toàn dân vững bước trong công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. 
                                                                              Bắc Văn (thực hiện)

BẮC VĂN thực hiện