Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên

 Trong năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng tinh thần lao động sáng tạo, cống hiến, nỗ lực hết mình của tập thể CB-CNV, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thái Nguyên đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm ghi dấu ấn với những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên:

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

 

Lãnh đạo sở KH&CN kiểm tra dự án xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao với

 một số giống cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Về hoàn thiện cơ chế chính sách: Sở KH&CN đã chủ động tham mưu, đề xuất, xây dựng kịp thời các cơ chế chính sách, cụ thể hóa quy định về hoạt động KH&CN của Trung ương bám sát với tình hình thực tế tại địa phương. Qua đó, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, quan trọng, thúc đẩy hoạt động KH&CN của địa phương, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 Công tác quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh. Công tác tổ chức, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh đã đến hạn được thực hiện đúng quy định: Trong năm 2022, thực hiện quản lý hoạt động nghiên cứu triển khai đối với 93 nhiệm vụ KH&CN, cụ thể, trong đó chia ra: Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh 65 nhiệm vụ; Nhiệm vụ quỹ gen cấp tỉnh là 20 nhiệm vụ; Chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với Đại học Thái Nguyên là 03 nhiệm vụ; Chương trình phát triển kinh tế xã hội Nông thôn miền núi 05 dự án. Hội đồng KH&CN cấp tỉnh đã tổ chức nghiệm thu được 11 nhiệm vụ KH&CN. Kết quả nghiệm thu: Loại đạt là 11 nhiệm vụ (chiếm 100%). Qua kết quả triển khai, 100% các nhiệm vụ được nghiệm thu đều có tính ứng dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống, nhiều mô hình đã có tính nhân rộng tốt sau khi được nghiệm thu, nhiều kỹ thuật tiến bộ mới được ứng dụng vào cuộc sống góp phần nâng cao đời sống, tăng năng suất lao động.

 Công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ hạt nhân, thông tin thống kê KH&CN, quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng tiếp tục triển khai đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, qua đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh.

 Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hưởng ứng và triển khai quyết liệt, đồng bộ với nhiều hoạt động ý nghĩa: Tham gia Hội nghị Kết nối Phân tích đánh giá nhu cầu khai thác sử dụng nền tảng trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các thành tố trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh; tham dự Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Techfest Việt Nam năm 2022 tại Lai Châu và Ngày hội khởi nghiệp Techfesst Hải Phòng 2022; Techfesst Vĩnh Phúc 2022. Các hoạt động này đã thu được nhiều kết quả nổi bật, tạo nên phong trào “Khởi nghiệp” lan tỏa, rộng khắp trong các trường đại học, cao đẳng và mọi tầng lớp Nhân dân. Từ đó, tạo ra động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Để hỗ trợ, đồng hành với các doanh nghiệp, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, công tác cải cách hành chính luôn được Sở KH&CN quan tâm thực hiện hiệu quả. Sở KH&CN đã ban hành các kế hoạch cải cách hành chính chính (CCHC), kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), tự kiểm tra CCHC, truyền thông hỗ trợ KSTTHC. Trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: tiếp tục nâng cao chất lượng công xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; thường xuyên kiểm ra, rà soát các TTHC, đảm bảo công bố, cập nhật các TTHC kịp thời đúng quy định pháp luật; công khai, niêm yết đầy đủ các TTHC theo quy định; nâng cao chất lượng việc giải quyết các TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh tiếp nhận, trả kết quả TTHC qua đường bưu chính; đẩy mạnh cải CCHC gắn với cải cách công vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Trong công tác chuyển đổi số, 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung. Nhiều ứng dụng như: thanh toán qua mã QR Code không dùng tiền mặt; dịch vụ công trực tuyến; sử dụng hòm thư điện tử mail.thainguyen.gov.vn; phần mềm hệ thống quản lý văn bản và điều hành Sở Khoa học và Công nghệ;… được Sở KH&CN triển khai thực hiện tốt.

 Với quyết tâm “Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”, bước sang năm 2023, Sở KH&CN nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp như: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách trong hoạt động KH&CN; đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực KH&C cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; Thực hiện tốt các kế hoạch thuộc lĩnh vực KH&CN đã được UBND tỉnh ban hành trong giai đoạn 2021-2025; Tiếp tục thực hiện cơ chế đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN theo nhu cầu của tỉnh, trong đó ưu tiên thực hiện theo phương thức “Tuyển chọn”; thực hiện cơ chế khoán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN, tăng tỷ lệ các nhiệm vụ áp dụng khoán đến sản phẩm cuối cùng theo các quy định hiện hành; tiếp tục quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ phát triển KH&CN của tỉnh; Tăng cường các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, quản lý công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo theo chiều sâu nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường;…/.

QC