Giới thiệu Tạp chí Tòa án nhân dân số 14 năm 2019
Tạp chí Tòa án nhân dân số 14 năm 2019 xuất bản ngày 25 tháng 7 năm 2019. Trong số này, Tạp chí có 7 bài viết về các vấn đề nổi bật, được nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay và Công văn số 66/TANDTC-TH ngày 03 tháng 7 năm 2019 của TANDTC về việc quán triệt thi hành kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật Việt Nam” năm 2019.
– Trong Chuyên mục “Bình Luận Án lệ”, Tạp chí Tòa án nhân dân xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết: “Bình luận Án lệ số 03/2016/AL về xác định “cho hay chưa cho” đối với loại tài sản tặng cho là bất động sản trong quan hệ hôn nhân – gia đình” của tác giả Tưởng Duy Lượng – Nguyên Phó Chánh án TANDTC. Trong bài viết của mình, tác giả đã có những phân tích, đánh giá và nhận xét sắc sảo về Án lệ số 03/2016/AL từ đó đưa ra một số ý kiến, đề xuất hữu ích giúp cho việc hiểu và áp dụng Án lệ số 03/2016/AL một cách hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
– Trong bài viết: “Tư duy xét xử – Thực trạng và một số yêu cầu tiếp tục đổi mới” của tác giả TS. Phạm Minh Tuyên – Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh với một cách tiếp cận, một góc nhìn mới về tư duy xét xử. Trong nội dung bài viết của mình, tác giả Phạm Minh Tuyên một lần nữa khẳng định: “…quyền tư pháp mà trọng tâm là quyền xét xử thực hiện chức năng bảo vệ pháp luật của Nhà nước. Bằng hoạt động xét xử các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp mâu thuẫn trong đời sống xã hội, hệ thống các cơ quan tư pháp mà trung tâm là Tòa án ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong Nhà nước pháp quyền. Vị trí, vai trò của Tòa án được thể hiện ở chỗ: Tòa án không chỉ là công cụ bảo vệ pháp luật, mà còn là thiết chế bảo vệ, bảo đảm cho quyền con người được tôn trọng và thực hiện trong thực tiễn cuộc sống. Với vai trò và vị thế ngày càng được coi trọng, thì vấn đề đặt ra là, tư duy xét xử của các Thẩm phán trong hệ thống TAND cũng cần có sự thay đổi nhằm bảo đảm tốt nhất cho Tòa án trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền, nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức và cá nhân”. Như vậy, với nhận định Tòa án giữ vai trò trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp, tác giả cho rằng, để bảo đảm thực hiện đầy đủ, đúng chức năng bảo vệ pháp luật của Nhà nước thì đòi hỏi tư duy xét xử của các Thẩm phán cần phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Với quan điểm như vậy, tác giả đã thẳng thắn chỉ ra thực trạng tư duy xét xử hiện nay, từ đó đưa ra những kiến nghị về việc thay đổi tư duy xét xử theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
– Với bài viết “Bất cập về quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong một số giao dịch dân sự từ cách phân loại tài sản”, các tác giả ThS. Võ Nguyễn Nam Trung, ThS. Trần Thị Cẩm Nhung, ThS. Đoàn Nguyễn Phú Cường cho rằng: “BLDS 2015 đã đánh giá đúng vị trí của quy định về tài sản trong các vấn đề dân sự được điều chỉnh. Đặc biệt là quan hệ giữa quy định về tài sản và các quy định về giao dịch dân sự. Quy định về tài sản có đầy đủ, chính xác hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc điều chỉnh các giao dịch dân sự một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chế định tài sản của BLDS 2015 vẫn còn một số hạn chế nhất định.”. Với nhận định này, trong bài viết của mình, các tác giả đưa ra cách tiếp cận khá mới mẻ về khái niệm tài sản trên cơ sở vận dụng pháp luật quốc tế, đồng thời chỉ ra những điểm bất hợp lý trong cách quy định của BLDS 2015 của Việt Nam. Theo các tác giả, chính bởi sự bất cập này trong quy định của pháp luật dẫn đến một số khó khăn khi xác định mối quan hệ giữa phân loại tài sản với quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong giao dịch dân sự mà cụ thể là trong các quy định về giao dịch cầm cố tài sản, vay tài sản và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.
– Với bài viết “Bảo đảm thi hành “quyền im lặng” của người bị buộc tội trong hoạt động tố tụng hình sự”, ThS. Nguyễn Văn Lam tập trung nghiên cứu, phân tích sâu sắc các vấn đề sau: “Quyền im lặng” quy định trong BLTTHS; Vai trò, ý nghĩa của việc bảo đảm “quyền im lặng” và chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong việc bảo đảm “quyền im lặng”. Đồng thời, tác giả đã làm nổi bật lên một số yếu tố cần thực hiện để bảo đảm “quyền im lặng” của người bị buộc tội.
– Trong bài viết: “Điều kiện chuyển đổi giới tính theo pháp luật Nhật Bản và kinh nghiệm cho Việt Nam” của NCS. ThS. Nguyễn Phương Thảo và Võ Thái Thu Giang, các tác giả tập trung vào điều kiện mà pháp luật Nhật Bản đặt ra để cá nhân được chuyển đổi giới tính và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính.
Ngoài ra, trong số này, Tạp chí Tòa án nhân dân cũng xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết về một tình huống pháp lý cụ thể, khá đặc biệt – “Nguyễn Văn B và Lê Hoàng H có phạm tội – phạm tội gì?” của tác giả Nguyễn Hiển Khanh mà hiện đang còn có nhiều quan điểm khác nhau để bạn đọc cùng nghiên cứu, trao đổi.
Trân trọng giới thiệu và kính mời Quý độc giả quan tâm đón đọc Tạp chí Tòa án nhân dân số 14 năm 2019./.
BTK
CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG CHUYÊN MỤC Tạp chí giấy
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 22 xuất bản ngày 25 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 21 xuất bản ngày 10 tháng 11 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 20 xuất bản ngày 25 tháng 10 năm 2024.
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2024
Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 xuất bản ngày 10 tháng 10 năm 2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khởi kiện không đúng bị đơn trong vụ án dân sự - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Tạm thời không tuyển dụng công chức, giảm tối thiểu 5 bộ, 2 cơ quan thường trực Chính phủ
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao