Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình: Lợi ích lớn, chi phí nhỏ

Bảo hiểm y tế (BHYT) là chế độ bảo hiểm của Đảng và Nhà nước nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân, do Nhà nước tổ chức, thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người tham gia BHYT được quỹ BHYT thanh toán số tiền khám chữa bệnh (KCB) không giới hạn theo phạm vi, mức hưởng, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm. Qua đó, BHYT đã giúp nhiều người có thẻ BHYT vượt qua những khó khăn về kinh tế khi không may bị ốm đau bệnh tật.

Mọi thành viên trong gia đình đều được tham gia BHYT

Từ ngày 01/01/2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định người dân được tham gia BHYT theo nhóm hộ gia đình, gồm:   

- Những người có tên trong Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú hoặc cùng đăng ký thường trú/tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật, trừ những người đã có thẻ BHYT thuộc nhóm đối tượng khác.

 - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

- Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, trừ những người tham gia BHYT thuộc nhóm khác mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Tham gia BHYT hộ gia đình đem lại lợi ích lớn cho người dân

Gia đình càng nhiều người tham gia, mức đóng BHYT càng thấp

Tham gia BHYT hộ gia đình từ người thứ hai trở đi sẽ được giảm trừ mức đóng, cụ thể như sau:

 

 

Người thứ nhất

đóng 4,5% mức lương cơ sở:

67.050 đồng/tháng

(804.600 đồng/năm)

Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ nhất:

46.935 đồng/tháng (563.220 đồng/năm)

Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ nhất:

40.230 đồng/tháng (482.760 đồng/năm)

Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ nhất:

33.525 đồng/tháng (402.300 đồng/năm)

Người thứ 5 trở đi đóng 40% mức đóng của người thứ nhất: 26.820 đồng/tháng (321.840 đồng/năm)

Phương thức đóng linh hoạt, phù hợp

Người tham gia BHYT được lựa chọn đóng định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần thông qua các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT hoặc cơ quan BHXH.

Lợi ích lớn, thanh toán không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng

   - Đối với trường hợp KCB BHYT đúng tuyến

Tỷ lệ hưởng

Trường hợp

 

 

100% tổng chi phí KCB

Khi đi KCB tại tuyến xã.

Nếu chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (1.490.000 đồng/tháng) tại thời điểm đi KCB.

Khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.

80% tổng chi phí KCB

Các trường hợp khác.

- Đối với trường hợp KCB BHYT không đúng tuyến

Loại hình KCB

Tuyến chuyên môn kỹ thuật

Tỷ lệ hưởng

(chi phí KCB)

Ngoại trú

Bệnh viện tuyến huyện

100%

 

Nội trú

Bệnh viện tuyến huyện

100%

Bệnh viện tuyến tỉnh

100%

Bệnh viện tuyến TW

40%

Tham gia BHYT là hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”

 

Nơi đăng ký tham gia thuận tiện, đơn giản

- Cơ quan BHXH tỉnh, huyện.

- Các tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT.

Giá trị sử dụng thẻ BHYT

Đối với người tham gia BHYT lần đầu hoặc không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT. Trước khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng, người tham gia cần gia hạn thẻ để thẻ BHYT có giá trị sử dụng liên tục, không bị gián đoạn và không ảnh hưởng đến quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT 5 năm liên tục.

Tham gia BHYT là hình thức “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Vì vậy, mọi người dân hãy tích cực tham gia BHYT ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời cũng là cách để được chia sẻ trách nhiệm của bản thân với cộng đồng và xã hội./.

Chính sách BHYT ở nước ta ngày càng được phát triển, hoàn thiện theo hướng mở rộng và bảo đảm tốt nhất quyền lợi BHYT của người tham gia. Tính đến hết tháng 6/2022, cả nước đã có khoảng 64,231 triệu lượt người KCB BHYT nội trú và ngoại trú với số tiền chi KCB BHYT là 46.294 tỷ đồng. Thời gian qua, quỹ BHYT là nguồn tài chính đóng góp đáng kể cho công tác KCB, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội./.

 

Trang Anh