Thẩm quyền xác nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hành chính
Hiện nay, khi vụ án hành chính đã chuyển sang đối thoại theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, người khởi kiện có yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì thẩm quyền giải quyết như thế nào, cần có quy định cụ thể về trường hợp này.
Ngày 07/6/2024, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện cùng các tài liệu, chứng cứ liên quan đến khiếu kiện hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Tòa án nhân dân tỉnh Đ. Ngày 27/6/2024, người khởi kiện lựa chọn đối thoại tại Tòa án. Tòa án chuyển vụ việc sang đối thoại và giao hồ sơ liên quan cho Hòa giải viên phụ trách. Sau đó, Luật sư Nguyễn Văn A gửi thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.
Khoản 5 Điều 61 của Luật Tố tụng hành chính quy định: “5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị”.
Thủ tục tưởng như đơn giản nhưng lại có vướng mắc. Khoản 2 Điều 7 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định về trách nhiệm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; khoản 1 Điều 14 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định về quyền của Hòa giải viên đều không có quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết trong trường hợp nêu trên (thực tế gặp rất nhiều trường hợp tương tự) nên khi nhận được đề nghị đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không xác định được thẩm quyền đăng ký là Tòa án hay Hòa giải viên, dẫn đến chưa đảm bảo quyền lợi cho đương sự.
Tác giả kiến nghị bổ sung thêm quy định về thẩm quyền của Hòa giải viên trong việc xác nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vào Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi cho đương sự cũng như thuận lợi, chủ động hơn cho Hòa giải viên trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Xét xử trực tuyến vụ án hành chính - Ảnh: MH
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí gặp mặt các đồng chí lãnh đạo TANDTC qua các thời kỳ
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận