Thanh Hóa: Phấn đấu trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc
Thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức. Đến nay, nhiều chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội đề ra đạt khá, có khả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khiến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lạm phát và lãi suất tăng cao, giá nhiên liệu biến động mạnh đã đặt thách thức đối với cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa ta nói riêng. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Thanh Hóa đã đoàn kết, chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ tối đa những điều kiện thuận lợi, nên kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ được ổn định và tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Thanh Hóa đang khởi sắc mạnh mẽ sau nửa nhiệm kỳ đã qua
Trong nửa nhiệm kỳ đã qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng khá, năng lực sản xuất và quy mô nền kinh tế ngày càng tăng. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (GRDP) bình quân hằng năm (2021 – 2023) ước đạt 9,69% đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thấp hơn mục tiêu đề ra (11%), nhưng là mức tăng trưởng khá trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 279.074 tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.144 USD, gấp 1,42 lần năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 17,3% năm 2020 xuống còn 13,8% năm 2023; ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 41,8% lên 48,4%; ngành dịch vụ giảm từ 33,9% xuống 31,8%; thuế sản phẩm giảm từ 7% xuống 6%. Năng suất lao động xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2023 tăng 12,65%/năm, cao hơn mục tiêu Nghị quyết (9,6%); năng suất lao động xã hội bình quân năm 2023 ước đạt 101,5 triệu đồng/người, tăng 20,7 triệu đồng so với năm 2020. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng mạnh, tổng thu ngân sách nhà nước 3 năm từ năm 2021 – 2023 ước đạt 132.418 tỷ đồng vượt dự toán Trung ương giao hàng năm. Trong đó năm 2022 đạt 51.173 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay và đứng thứ 9 cả nước. Tốc độ thu ngân sách nhà nước bình quân hang năm ước đạt 11,3% cao hơn mục tiêu Nghị Quyết.
Thanh Hóa cũng đã thu hút được hơn 2.300 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650.000 tỷ đồng; trong đó, có 149 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD. Thanh Hoá hiện là tỉnh đứng thứ 8 của cả nước về thu hút vốn FDI. Các dự án đi vào vận hành đã trở thành động lực chính đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa luôn đứng trong top 10 của cả nước.
Trong đó Thanh Hóa đẩy mạnh thực hiện các chương trình trọng tâm và các khâu đột phá, trong đó có 8 chương trình trọng tâm và 3 khâu đột phá. Cụ thể của 8 chương trình trọng tâm gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Chương trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; Chương trình phát triển du lịch; Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; tạo chuyển biến rõ nét trong sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ đạt kết quả tích cực; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi của tỉnh; Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa; Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục và 3 khâu đột phá: Khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; Khâu đột phá về phát triển hạ tầng; Khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Nửa nhiệm kỳ còn lại Thanh Hóa tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phấn đấu hoàn thành và vượt các tiêu chí về kinh tế, văn hóa,xã hội….đã đề ra
Trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) được sự chung tay đồng lòng của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đưa Thanh Hóa vươn lên là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu. Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2023 đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 363 xã đạt chuẩn NTM; 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 760 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Chính sự quyết liệt và sáng tạo của tỉnh Thanh Hóa đã tạo động lực cho các địa phương vận dụng linh hoạt vào thực tiễn và tập trung xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tạo sức lan tỏa.
Để hoàn thành sớm được những mục tiêu mà Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, tỉnh Thanh Hóa còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chất lượng sức cạnh tranh của các sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, năng lực khoa học – công nghệ còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, nhất là hạ tầng ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu vực miền núi…
Với quyết tâm đến năm 2025 đưa Thanh Hóa nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc về kinh tế; tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại; giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước. Để làm được điều này, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách mới. Triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2045; các cơ chế chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
Bình luận