Thảo luận về Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Nhiều ý kiến của đại biểu rất sâu sắc, Ban soạn thảo tiếp thu

Sau khi lắng nghe các đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã phát biểu ý kiến. Tapchitoaan.vn xin đăng nguyên văn phát biểu của Chánh án, chỉ bổ sung nhan đề về tít phụ.

Tuyệt đại đa số tán thành

Qua ý kiến thảo luận tại hội trường và tại tổ ngày 19/11, tại 19 tổ có 123 ý kiến, tại hội trường có 23 ý kiến. Tổng cộng khoảng gần 150 ý kiến. Ý kiến của các đại biểu có thể tóm tắt như sau:

Thứ nhất, các đại biểu rất quan tâm về nội dung này.

Thứ hai, các đại biểu đã nghiên cứu rất kỹ về nội dung của luật.

Thứ ba, tuyệt đại đa số tán thành với sự cần thiết phải ban hành đạo luật. Sự tán thành này không phải vì Tòa án đã chuẩn bị một cách chất lượng, trách nhiệm về nội dung dự thảo luật mà chính vì tác dụng và ý nghĩa của luật với cuộc sống, với nhân dân.

Thứ tư, rất nhiều ý kiến phát biểu rất sâu, chúng tôi sẽ tiếp thu, tiếp tục bổ sung, làm rõ để diễn đạt lại. Các ý kiến cũng đã có những lưu ý để có thêm những hướng gợi mở nhằm bổ sung để hoàn chỉnh luật. Sau khi gỡ băng, chúng tôi sẽ cùng Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội sẽ có những sự điều chỉnh, diễn đạt cho đầy đủ, bổ sung làm cho chất lượng dự án luật cao hơn, khả thi khi đi vào cuộc sống.

Qua ý kiến phát biểu của các đại biểu tôi không thể nói được hết, vì nhiều quá. Rất nhiều ý kiến có thể tiếp thu ngay như vấn đề bổ nhiệm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hay của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiều đại biểu đề nghị nên giao cho cấp tỉnh.

Xem xét lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm khi có vấn đề

Cần phải xem xét lại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm khi có vấn đề. Đây là quy định xác định ban đầu là ngoài tố tụng. Ngoài tố tụng thì đặt vấn đề là kháng nghị giám đốc. Đại biểu Tô Văn Tám, đại biểu Khánh cũng đã nêu, chúng tôi thấy nội dung này rất cần phải được nghiên cứu.

Một vấn đề khác, khi gửi đơn với biện pháp khẩn cấp đi kèm thì tòa xử lý như thế nào. Vấn đề này trong Luật Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nêu, tòa không được loại trừ chuyện này.
Vấn đề hòa giải có yếu tố quốc tế, nước ngoài thì chưa được quy định. Vấn đề đảm bảo quyền của trẻ em. Vấn đề nhà nước đảm bảo kinh phí cho người nghèo, người khuyết tật trong mọi trường hợp liên quan đến hòa giải, làm rõ hơn một số điều như đại biểu đã nêu. Đấy là những vấn đề mà chúng tôi thấy rất đáng lưu ý phải tiếp thu.

Công nhận hay bổ nhiệm

Có một số vấn đề chúng tôi thấy cần phải cân nhắc thêm giữa công nhận hay là bổ nhiệm. Nếu Quốc hội quyết định là công nhận thì chúng tôi sẽ tuân thủ theo yêu cầu là công nhận, nếu quyết định là bổ nhiệm nhưng lý do tại sao là công nhận và bổ nhiệm thì báo cáo với Quốc hội là tại sao là bổ nhiệm mặc dù đây không phải công chức nhà nước, bởi vì có một số lý do:

Một là nhu cầu của một địa bàn, như quận Ba Đình 1 năm có 1000 vụ thì 8 người hay 10 người hòa giải là đủ. Nếu công nhận thì có thể có 100 người có thể tham gia. Nếu công nhận 100 người để không sử dụng hết 100 người thì việc đấy nặng cho ngân sách, cho nên chúng tôi đặt ra câu chuyện là bổ nhiệm.

Hai là trong quá trình làm thì bản thân hòa giải viên phải có một số nghĩa vụ. Nghĩa vụ thứ nhất là nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật, không vi phạm điều cấm. Đại biểu có nói là điều cấm là việc gì thì tôi sẽ nói.

Thứ hai là phải bảo vệ bí mật, không phải câu chuyện người ta tâm sự với anh lý do tại sao người ta tranh tranh chấp hợp đồng này? Lý do tại sao vợ chồng ly hôn thì người ta nói hết “thâm cung bí sử” thì bản thân hòa giải viên phải có nghĩa vụ bảo vệ, chứ hòa giải viên mang câu chuyện đó đi kể cho người khác thì xâm phạm đời tư của người ta cho nên phải bồi dưỡng, phải có kỷ luật, người hòa giải vi phạm chuyện này thì bị bãi miễn. Đây là ràng buộc trách nghiệm, còn vấn đề này thì chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn giữa cán bộ nhà nước hay không cán bộ nhà nước.

Hòa giải này không trùng các thiết chế hòa giải khác

Chúng tôi rất đồng tình là hòa giải này không trùng với các thiết chế hòa giải khác. Chúng ta có 9 thiết chế hòa giải trong tờ trình chúng tôi đã nêu nhưng nhiều đại biểu quá trình phát biểu thì lại nêu là hơi trùng lặp trong quá trình phát biểu. Chúng tôi phân loại ra hai loại: Một loại là hòa giải trước tố tụng và một loại hòa giải trong tố tụng. Hòa giải của chúng ta là hòa giải trước tố tụng, nó có vẻ như tương đồng với hòa giải cơ sở hay hòa giải lao động hay hòa giải thương mại. Ở đây có điểm khác biệt, ở các hòa giải trước chưa đến mức kiện ra tòa, còn ở đây đã kiện ra tòa rồi. Nếu tòa không tiếp tục hòa giải nữa thì phải mở phiên tòa xét xử, tức là một vụ án dân sự hoặc một vụ án hành chính đã bắt đầu. Cho nên với nỗ lực cần phải tiếp tục hòa giải nữa, chúng ta suy nghĩ về thiết chế này.

Đối với hòa giải trong tố tụng cũng do Thẩm phán tiến hành, có một số đại biểu nêu là không cần thiết phải tiếp tục hòa giải nếu đã có hòa giải này. Đây là nỗ lực hòa giải xuyên suốt trong quá trình tố tụng, thậm chí đến phiên giám đốc thẩm chúng tôi vẫn khuyến cáo hai bên ngồi lại với nhau để hòa giải. Nếu hai bên đồng ý hòa giải, chúng tôi dừng phiên tòa để cho hai bên hòa giải, kể cả bản án đã có giám đốc thẩm. Nhưng hòa giải này khác như thế nào của các Thẩm phán khi tiến hành hòa giải này, khác ở chỗ hòa giải viên năng động hơn, linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, còn Thẩm phán không được phép đưa ra lời khuyên trong khi hòa giải viên chỉ căn cứ vào luật là bên A đúng, bên B sai, nếu xử thì bên A phải đền cho bên B bao nhiêu tiền kể cả vốn lãi. Nhưng hòa giải viên hoàn toàn có thể đưa ra lời khuyên bên A nợ 100 triệu nhưng hoàn cảnh phá sản và khó khăn, như vậy bên B chấp nhận 80 triệu bỏ lãi, bên A trả 80 triệu và không phải đưa ra tòa kiện. Nhưng thẩm phán không được phép làm như vậy và chỉ được nói bên nào đúng, bên nào sai, không được khuyên có lợi cho một bên. Đấy là sự khác biệt giữa hòa giải viên và thẩm phán tiến hành trong tố tụng với hòa giải viên tiến hành.

Hòa giải viên có quyền mời những người khác tham gia

Quốc hội có nói là phải quy định nghĩa vụ của người được mời, chúng tôi thấy điều này có giải pháp rất linh hoạt, có thể mời thầy giáo, có thể mời linh mục, có thể ông mời thượng tọa v.v.., những người có uy tín, già làng, trưởng bản người ta khuyên, với sự hỗ trợ của những người có uy tín trong xã hội như thế này sẽ không thể quy định họ buộc phải tham gia, vấn đề này thẩm phán không được làm, không được mời những người này tham gia vào quá trình tố tụng. Họ có thể tranh thủ một địa điểm do các bên thỏa thuận, nhiều đại biểu băn khoăn về vấn đề này. Thẩm phán khi tiến hành hòa giải trong tố tụng phải được tiến hành trong giờ làm việc và tại cơ quan, anh không được phép đưa ra ngoài, đưa ra ngoài là vi phạm, không biết là hòa giải hay có chuyện tiếp xúc một bên tiêu cực gì đây. Cho nên anh hòa giải viên hoàn toàn có thể đến nhà rủ nhau ra quán, người ta tâm tình, động viên miễn làm sao khơi dậy được lòng nhân ái, sự vị tha, cao thượng, sẵn sàng chia sẻ. Cho nên phương pháp của hòa giải viên khác với Thẩm phán, không được đưa người ta ra quán, không được đến nhà người ta tiếp xúc với một bên đương sự, như thế là không được. Cho nên ưu việt của phương pháp hòa giải này chính là ở sự linh hoạt và mềm dẻo. Vấn đề đại biểu nói tại sao là phải làm ở trong cơ quan. Chúng ta không bắt buộc là phải ở đâu, có thể người ta đi làm về người ta đến nhà cũng được.

“Việc dân sự cốt ở đôi bên”, tại sao là có thời hạn?

Khi hai bên đã thống nhất với nhau mà anh lại không ghi thời hạn, anh phải ghi là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng. Báo cáo với đại biểu, đã là việc đương sự là của đôi bên, người ta đã thống nhất với nhau là người ta tiếp tục hòa giải 1 tháng, 2 tháng, người ta không kiện nhau nữa thì coi như việc kiện là chưa bắt đầu. Ví dụ như tranh chấp về thừa kế, có một người đang ở nước ngoài, ông anh đang ở nước ngoài, người ta bảo phải lấy được ý kiến của ông anh này, ông ấy không chia ngôi nhà thừa kế này để cho 2 anh em tôi. Bây giờ hai bên đều thống nhất là phải chờ ý kiến của ông ở nước ngoài đấy nhưng mình quy định chỉ được 5 ngày thôi, mà ông kia 5 ngày chưa trả lời mà mình xử thì Tòa cũng không được phép. Kể cả xử cũng phải lấy ý kiến của ông ở nước ngoài đấy.

Báo cáo với Quốc hội là rất khó quy định trong việc là khi hai bên đã đồng thuận với nhau là tiếp tục hòa giải thì mình lại ấn định là ông chỉ được tiếp tục hòa giải trong năm ngày 2 ngày đến 3 ngày.
Về phạm vi điều chỉnh, có đại biểu nói là phải có đơn, có thể là có yêu cầu. Chúng tôi thống nhất là để phân biệt với các hòa giải khác là phải có đơn. Vấn đề này nó khác với hòa giải cơ sở phải có đơn kiện đến Tòa và vụ án dân sự hay hành chính đã bắt đầu.

Về tên gọi của Luật và thời hạn bổ nhiệm

Về tên gọi của hòa giải là tại sao có chuyện đối thoại. Báo cáo với Quốc hội chúng ta có hai bộ luật là Bộ luật Dân sự và Luật Hành chính. Bộ luật Dân sự người ta gọi là hòa giải và Luật Hành chính người ta gọi là đối thoại, bởi vì không có câu chuyện hòa giải giữa chính quyền với dân chỉ có hòa giải với nhau, giữa 2 người dân với nhau, còn giữa chính quyền với người dân thì đây là câu chuyện đối thoại và chúng tôi sử dụng kỹ thuật ngữ này chứ không thể thay thế được việc này. Nếu hai bên đối thoại với nhau, chính quyền thấy sai thì chính quyền phải sửa sai, rút lại quyết định, dân thấy sai thì dân rút lại đơn kiện. Vì đây là quy định của Bộ luật Hành chính chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội như vậy. Không thể thay thế hòa giải giữa chính quyền với dân được vì đã có quy định của Bộ luật Hành chính.

Về tại sao phải bổ nhiệm thời hạn 3 năm với hạ sĩ quan, đại biểu có nêu tại sao không phải là 5 năm? Ở đây có hai vấn đề:

Thứ nhất, hòa giải viên phần lớn là những người đã nghỉ hưu, khác với người đương chức còn đang khỏe, những người đã cao tuổi rồi, sức khỏe sau 5 năm nó khác với sau 3 năm, nếu chúng ta để thời gian quá dài thì tính linh hoạt sẽ không có.

Thứ hai, do nhiều hoàn cảnh khác nhau, để nâng cao kết quả hòa giải chúng tôi còn đặt ra yêu cầu là sau 3 năm nếu hiệu quả công việc của hòa giải viên do nhiều lý do, mình cũng không trách gì người ta, nhưng sức khỏe hoặc hoàn cảnh gia đình mà người ta làm không tích cực, người khác người ta hòa giải được 10 vụ, anh một tháng anh hòa giải 1 vụ không xong thì như vậy phải loại người ấy đi. Chúng ta để quá dài thì không loại được. Việc này là vì dân thôi. Người ta làm được 10 vụ, anh làm được 1 vụ mà phải 5-10 năm sau mới thay thế được anh thì khả năng phục vụ cho người dân nó cũng kém.

KIM DUNG