Thực hiện BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao
Các đối tượng được hưởng chính sách này bao gồm: Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang hưởng lương hoặc không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…
Ngày 08/11/2019, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 18/2019/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện về tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu.
Các huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chính sách này bao gồm: Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang hưởng lương hoặc không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…
Theo Thông tư số 18/2019/TT-BLĐTBXH, đối tượng huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP, về chế độ BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ khi ốm đau, thai sản, bị tai nạn lao động được quy định như sau:
Về BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP được cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên tiếp tục tham gia BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP.
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP trước khi được triệu tập tập huấn, thi đấu đang tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hợp đồng lao động tại cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên thì việc tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
– Cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên tiếp tục tham gia BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với huấn luyện viên, vận động viên theo hợp đồng lao động tại cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm thông báo cho cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên về số tiền đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đối với huấn luyện viên, vận động viên và số tiền đóng thuộc trách nhiệm của huấn luyện viên, vận động viên để cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chuyển trả như sau: Nếu thời gian tập trung tập huấn, thi đấu trong tháng ít hơn hoặc bằng 50% số ngày làm việc bình thường của tháng theo hợp đồng lao động thì mức chuyển trả của cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên tính bằng 50% số tiền đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng của cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên. Nếu thời gian tập trung tập huấn, thi đấu trong tháng nhiều hơn 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo hợp đồng lao động thì mức chuyển trả của cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên tính bằng số tiền đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong một tháng của cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên, cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm chuyển số tiền đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của mình; đồng thời trích từ tiền lương của huấn luyện viên, vận động viên số tiền đóng BHXH, BHTN thuộc trách nhiệm của huấn luyện viên, vận động viên để chuyển cho cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên.
– Thời gian, hình thức chuyển số tiền đóng BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm b, điểm c Khoản này do cơ quan quản lý và cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên thỏa thuận, nhưng phải bảo đảm việc tham gia đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm đối với vận động viên, huấn luyện viên theo quy định.
Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP trước khi được triệu tập tập huấn, thi đấu mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho huấn luyện viên, vận động viên theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đối tượng vận động viên quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP.
Về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Huấn luyện viên, vận động viên ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu thì được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP.
Huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên thực hiện các chế độ theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d và Điểm đ Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP; được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trả đủ tiền lương, tền hỗ trợ quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP khi phải nghỉ tập huấn, thi đấu trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Trường hợp hết thời gian tập huấn, thi đấu mà huấn luyện viên, vận động viên vẫn phải tiếp tục nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh trong thời gian tập huấn, thi đấu thì cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên tiếp tục trả đủ tiền lương, tiền hỗ trợ quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2018/NĐ-CP cho huấn luyện viên, vận động viên cho đến khi điều trị ổn định, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2019.
Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 24 tháng 12 năm 2018 (ngày Nghị định số 152/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành).
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận