Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp đối với người dân gặp khó khăn do Covid-19
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành văn bản số 2669/LĐTBXH-BTXH gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp đối với người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, yêu cầu các địa phương chủ động thực hiện hỗ trợ tiền ăn theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
Theo văn bản trên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, đã và đang tác động đến đời sống của người dân, nhất là người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người thu nhập thấp, người lao động ngoại tỉnh sinh sống làm việc ở các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, nhiều người dân, người lao động do giãn, hoãn hoặc mất việc làm, không có thu nhập dẫn đến không có điều kiện bảo đảm nhu cầu cơ bản về lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày, di chuyển tự phát bằng phương tiện cá nhân rời khỏi TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về quê. Việc di chuyển này không an toàn cho người dân và gây khó khăn tỏng phòng, chống dịch.
Hiện cả nước có 23/63 tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Để bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động, nhất là người lao động ngoại tỉnh, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg chỉ đạo và thực hiện một số giải pháp sau:
Các địa phương rà soát, nắm chắc tình hình đời sống người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn; thực hiện tốt chính sách bổ trợ cho các đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trong văn bản đảm an sinh xã hội; không để người dẫn nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các nhu yếu phẩm thiết yếu.
Vận động MTTQ, các hội đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân tổ chức các kênh cung ứng lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu đến tin nơi cho người dân ở các khu vực thực hiện giản cách xã hội.
Bộ LĐ-TB-XH cũng đề nghị các địa phương thực hiện miễn giảm tiền điện, tiền nước và vận động chủ cho thuê nhà miễn giảm tiền thuê nhà; thực hiện kịp thời, đầy đủ công tác hỗ trợ khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Các địa phương trên cơ sở dự báo diễn biến dịch, chủ động phương án chính sách hỗ trợ tiền ăn (mức tối thiểu 50.000 đồng/người/ngày) theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB-XH, Nghị định số 20/2021/NĐ-CP đã quy định việc hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu. Những đối tượng này được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: Lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ. Việc hỗ trợ cần ưu tiên đối với nhóm hộ nghèo, người lao động bị giảm sâu về thu nhập, hộ gia định kinh doanh buôn bán dịch vụ nhỏ, lẻ phải tạm dừng kinh doanh do thực hiện giãn cách xã hội.
Đổi với những trường hợp bất khả kháng, người dân phải di chuyển về quê, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị cơ quan, đoàn thể nơi cư trú phối hợp với chính quyền địa phương nơi quê nhà hỗ trợ hỗ trợ thức ăn, nước uống và tổ chức phương tiện đưa người dân về quê, không để tình trạng di chuyển tự phát (xe máy, xe đạp, đi bộ...); tổ chức cách ly, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Trên tinh thần đó, tại Tp Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở LĐTB-XH TPHCM Lê Minh Tấn cho biết, thống kê tại các quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận 1,58 triệu hộ lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đối với hỗ trợ tiền thuê phòng trọ, dự kiến các hộ này sẽ được hỗ trợ tiền phòng trọ là 1,5 triệu đồng/hộ.
Tp Hồ Chí Minh đang huy động mọi nguồn lực và sẽ hỗ trợ cho tất cả những người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không để ai đói khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Việc hỗ trợ là vô điều kiện, không phân biệt thường trú, tạm trú, ai khó khăn là được hỗ trợ.
Qua thống kê tại 21 quận, huyện và TP Thủ Đức ghi nhận có hơn 2,5 triệu người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Toàn bộ hơn 2,5 triệu người sẽ được hỗ trợ mỗi người 1 triệu đồng và 10 kg gạo. Tp Hồ Chí Minh đề nghị người dân ở trong nhà và tiền hỗ trợ sẽ được cán bộ địa phương mang đến tận nhà trao cho bà con.
Trước đó, tối 17-8, UBND Tp Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB-XH kiến nghị xem xét hỗ trợ cho ngân sách Tp Hồ Chí Minh số tiền gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo. Số tiền và gạo này để hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê phòng trọ, lương thực cho người lao động nghèo trong thời gian Tp Hồ Chí Minh áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16.
Người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TPHCM nhận gạo hỗ trợ tại bưu điện - Ảnh: Mạnh Hòa
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận