Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Hà Tĩnh tạm dừng tuyển dụng công chức để hợp nhất các sở, ngành
Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, tỉnh Hà Tĩnh đã thống nhất chủ trương kể từ ngày 01/12/2024 tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.
Theo đó, kể từ ngày 01/12/2024 tỉnh Hà Tĩnh tạm dừng tuyển dụng công chức, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn hoặc chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn và việc kiện toàn, bổ sung cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với chức danh có cơ cấu thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn.
UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: BHT
Đối với việc sáp nhập các sở, ngành, tỉnh Hà Tĩnh dự kiến sẽ hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; hợp nhất Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng.
Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ; Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn .
Hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Sở Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế.
Nghiên cứu, đề xuất sắp xếp một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.
Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng UBND tỉnh; thành lập Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh gồm: Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh, Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh, gồm các tổ chức đảng trong các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh, một số doanh nghiệp Nhà nước.
Tham mưu xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; thành lập mô hình tổ chức mới. Xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Với Đảng đoàn HĐND tỉnh Hà Tĩnh, xây dựng đề án kết thúc hoạt động, thành lập Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, Hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh.
Với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết, đề xuất thành lập Đảng bộ cơ quan Đảng, đoàn thể, Hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh.
Với các Ban Thường vụ các huyện, thành, thị ủy, xây dựng đề án sắp xếp các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp huyện, cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp ủy cấp huyện.
Xây dựng đề án sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Với Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh hiện nay và thành lập hai đảng bộ mới, nghiên cứu, lựa chọn mô hình phù hợp về Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.
Đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và báo cáo kết quả triển khai thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Việc sắp xếp phải bảo đảm mọi công tác hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, địa phương; gửi đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị về Ban Thường vụ Tỉnh ủy chậm nhất ngày 25/12/2024.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Thông qua Pháp lệnh Chi phí tố tụng, tăng phụ cấp cho hội thẩm lên 900.000 đồng/ngày
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận