Tòa án nhân dân tối cao thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức
Dự thảo Luật Cán bộ công chức do Bộ nội vụ chủ trì soạn thảo, trong dự thảo luật có một số nội dung mới như quy định về kiểm định đầu vào công chức, trả lương cho công chức theo vị trí việc làm… là một số nội dung khiến hàng triệu công chức và các ứng viên cho vị trí, việc làm này quan tâm
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”. (Khái niệm tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo)
Tòa án và một số cơ quan có quyền tuyển dụng công chức nhưng kiểm định đầu vào do Chính phủ quy định
Tại Điều 39 của Dự thảo quy định về tuyển dụng công chức
1. Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức bao gồm:
a) Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
b) Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
đ) Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được thực hiện trước khi cơ quan có thẩm quyền lựa chọn, tuyển dụng công chức.
Chính phủ quy định chi tiết việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức.”.
Đây là nội dung mới, quan trọng của lần sửa đổi này để thể chế hóa chủ trương trong nghị quyết Trung ương về thống nhất việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức. Tuy nhiên, những nội dung quy định trong Luật về vấn đề này chưa đủ rõ, phụ thuộc hoàn toàn vào văn bản dưới luật. Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ báo cáo rõ dự kiến sẽ quy định về việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức như thế nào, việc chuẩn bị nguồn lực thực hiện nhiệm vụ này và nghiên cứu bổ sung một số nguyên tắc chung trong Luật làm cơ sở cho việc quy định cụ thể.
Công chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch cao hơn và bố trí việc làm tương ứng
Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 44, Điều 45 và Điều 46 về ngạch và nâng ngạch công chức theo hướng quy định 2 phương thức thi hoặc xét nâng ngạch; bổ sung quy định công chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch cao hơn, đồng thời được bố trí vào vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức mới được bổ nhiệm để gắn công tác thi hoặc xét nâng ngạch công chức với công tác bố trí sử dụng.
Việc quy định bổ sung ngạch công chức để tạo cơ sở, điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thang bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và vị trí việc làm thống nhất với Đề án cải cách tiền lương dự kiến được xem xét, thông qua trong năm 2021.
Quy định đối với lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 85. Điều khoản chuyển tiếp đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức có hiệu lực, các trường hợp được xác định là công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách và áp dụng các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.”
Ủy ban Pháp luật tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc không tiếp tục quy định đối tượng lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập là công chức; đối với lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ quản lý nhà nước được áp dụng chế độ công chức.
để thống nhất trong việc áp dụng chế độ, chính sách đối với cùng đối tượng quản lý (công chức), phân biệt rõ hơn việc quản lý nhà nước với quản trị sự nghiệp công lập, phù hợp với thực tế và yêu cầu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Dự kiến, kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận