TP. Hồ Chí Minh đề xuất thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh
Theo nội dung tờ trình của UBND TP Hồ Chí Minh, nếu được HĐND thông qua, TP. Hồ Chí Minh sẽ thực hiện 100% mức tối đa khung giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước quy định tại Thông tư số 31 năm 2018 (quy định thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh), được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 14 năm 2019 của Bộ Y tế.
Theo đó, các giường bệnh, trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và các trung tâm y tế huyện thực hiện các chức năng phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng sẽ áp dụng mức giá của bệnh viện tương đương. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Các phòng khám đa khoa khu vực, trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc thuộc trường hợp quy định tại Nghị định 155 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế hoặc chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú thì áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Nếu trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu thì áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa, thuộc loại 3 của bệnh viện hạng IV và số ngày thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Theo tờ trình, mức giá tại Thông tư 14 năm 2019 so với Thông tư 37 năm 2018 không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1.390.000 đồng sang mức 1.490.000 đồng.
Ảnh minh họa
Cụ thể, mức giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 4,4% và mức giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng bình quân 1,1%. Trong khi đó, so với Thông tư 02 năm 2017, (quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước) mức giá tại Thông tư 14 năm 2019, giá khám bệnh, ngày giường tăng khoảng 13%-15%, mức giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng khoảng 3-4%.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá dịch vụ này sẽ không ảnh hưởng đến quyền lợi người dân, bởi hiện nay tỉ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh chiếm gần 88%. Trong đó, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người trên 80 tuổi, người dân sinh sống ở các xã đảo, huyện đảo, các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước mua thẻ BHYT và được BHXH thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.cKhi áp dụng tối đa khung giá dịch vụ y tế sẽ tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có BHYT. Việc làm này sẽ góp phần thúc đẩy ý thức tham gia BHYT của người dân và thấy được lợi ích, tầm quan trọng và ý nghĩa để tham gia, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm quỹ BHYT bền vững hơn./.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận