Trần Văn B phạm hai tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Sau khi nghiên cứu bài viết của tác giả Nguyễn Thị Mai, đăng ngày 17/4/2024, tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất cho rằng Trần Văn B phạm tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 BLHS và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 BLHS.
Thứ nhất, đối với tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”: Theo khoản 1 Điều 341 BLHS “Người nào…. sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền…”. Như vậy, hành vi khách quan của tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức là hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức, các đối tượng sử dụng tài liệu giả này như là một phương tiện để thực hiện hành vi trái pháp luật khác. Tức là dựa vào việc sử dụng tài liệu giả đó, người phạm tội sẽ dùng nó để thực hiện hành vi trái pháp luật như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đối với vụ án mà tác giả đưa ra, B đã tìm kiếm trên mạng xã hội và nhờ làm giả giấy tờ đăng ký xe ô tô mang tên Hoàng Văn A. Sau khi có được giấy tờ xe giả thì B đã mang xe và giấy tờ giả trên đi bán cho anh Th. B đã có hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật khác là lừa đảo để bán chiếc xe ô tô cho anh Th. Do vậy, hành vi của B đã thỏa mãn cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.
Thứ hai, đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Theo khoản 1 Điều 174 BLHS: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”. Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hai hành vi, đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hành vi lừa dối là hành vi đưa ra thông tin sai sự thật một cách cố ý nhằm để người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối là thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối. Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra. Quay trở lại vụ án, B có hành vi gian dối, đó là sử dụng giấy tờ đăng ký xe giả để anh Th tin đó là giấy tờ thật nhằm mục đích bán được chiếc xe ô tô và B đã có hành vi chiếm đoạt được số tiền 500.000.000 đồng của anh Th. Nói cách khác, nếu không có giấy tờ đăng ký xe giả do B cung cấp thì anh Th sẽ không mua xe và B cũng không chiếm đoạt được số tiền trên từ anh Th. Do vậy, hành vi của B đã thỏa mãn cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản .
Đối với quan điểm cho rằng B phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn dấu hiệu tài sản của người khác, nếu là tài sản của mình thì không thỏa mãn tội phạm này. Trong vụ án trên, chiếc xe ô tô là tài sản chung theo phần của A và B, mặc dù chỉ có A đứng tên trên giấy đăng ký xe ô tô nhưng thực chất đây vẫn là tài sản chung của cả A và B. Theo đó, việc B lấy chiếc xe này đi bán không thỏa mãn dấu diệu “tài sản của người khác” và cũng không phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu B đã bán chiếc xe một cách hợp pháp thì A có quyền khởi kiện đòi B phải trả lại phần tài sản mà A đã góp để mua chiếc xe ô tô đó.
Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của quý đồng nghiệp và bạn đọc./.
TAND tỉnh Lạng Sơn xét xử sơ thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản- Ảnh: Vi Thế Cường
Bài liên quan
-
Quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
-
Đại học Luật TP.HCM tổ chức thành công cuộc thi Phiên tòa giả định năm 2024
-
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 tương thích với Luật Tổ chức TAND năm 2024 về việc thu thập tài liệu, chứng cứ
-
Tỉnh Bình Dương sắp tổ chức hội nghị công bố quy hoạch gắn với xúc tiến đầu tư
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự - Vướng mắc và kiến nghị
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sau khi Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL
Bình luận