Trao đổi ý kiến về bài viết: “Án phí trong vụ án dân sự khi Tòa án tiến hành hòa giải thành”
Đọc bài viết của tác giả Võ Thanh Bình TAND huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn về: “Án phí trong vụ án dân sự khi Tòa án tiến hành hòa giải thành” an-phi-trong-vu-an-dan-su-khi-toa-an-tien-hanh-hoa-giai-thanh trên Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, thứ Sáu ngày 24 tháng 11 năm 2017, tôi có ý kiến trao đổi như sau:
Điều 147 của BLTTDS 2015 quy định về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như sau: “1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. 2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng. 3. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành hòa giải; nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, chúng ta thấy khoản 1 Điều 147 của BLTTDS được quy định cụ thể ở các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14, cụ thể như sau: “1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. 2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. 3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận. 4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận. 5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận. 6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.” Khoản 3 Điều 147 của BLTTDS được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14, cụ thể: “7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.”
Trong vụ án nêu trên, Nguyễn Văn An khởi kiện Trần Văn Bình yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm với số tiền là 80.000.000 đồng. Khi Tòa án tiền hành hòa giải các đương sự (An và Bình) thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Theo đó, Trần Văn Bình đồng ý bồi thường cho Nguyễn Văn An số tiền 80.000.000 đ. Giả thiết, thỏa thuận của An và Bình không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội, tức là khi Tòa án đưa ra xét xử thì Bình phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 80.000.000 đ x 5% = 4.000.000 đ. Và trong trường hợp này, Bình là người phải chịu án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLTTDS và khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14. Vì vậy, khi Tòa án hòa giải các đương sự đã thỏa thuận được với nhau giải quyết vụ án thì phải chịu 50% mức án phí là 2.000.000 đ như đã tính ở trên. Theo quy định tại khoản 3 Điều 147 BLTTDS và khoản 7 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 thì chủ thể phải khoản chịu án phí này là Bình. (Lưu ý khoản 3 Điều 147 BLTTDS quy định “họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”).
Theo những điều luật đã viện dẫn ở trên, chúng tôi cho rằng cách lập luận của cả hai quan điểm của bài viết nêu trên đều không đúng với quy định tại Điều 147 BLTTDS và Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm. Mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc hay tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Bất thường ở huyện nghèo Krông Búk –Đắk Lắk: Thanh niên mới 20 tuổi đã đứng tên nhà đất trị giá nhiều tỷ đồng
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Bàn về quy định buộc xin lỗi, cải chính công khai khi bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín trên mạng xã hội
Bình luận