A phạm tội trộm cắp tài sản
Tại chuyên mục Trao đổi ý kiến trên tapchitoaan.vn ngày 24 tháng 12 năm 2018 có đăng bài viết “Trộm cắp tiền giả, tội gì?” của tác giả Nga Phạm, qua nội dung bài viết, tôi cho rằng A phạm tội trộm cắp tài sản.
Qua nội dụng vụ án tác giả Nga Phạm đã đăng ta thấy ý thức chủ quan của A là vào một gia đình trên đường Nguyên Hồng để trộm cắp tài sản. A sẽ tìm kiếm có tài sản gì có giá trị trong nhà sẽ trộm cắp thứ đó; cụ thể trong vụ án này A tìm kiếm được số tiền 20.000.000 đồng, khi lấy A không biết đó là tiền giả (ý thức chủ quan của A là đã trộm cắp được 20.000.000 đồng tiền thật). Sau khi bị Công an bắt giữ A mới biết đó là tiền giả.
Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” quy định:
Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.
Ví dụ 1: A thấy một người vừa nhận ở kho bạc 100 triệu đồng bỏ vào một chiếc túi xách để trước giỏ xe máy nên có ý định cướp giật 100 triệu đồng này. A lấy xe máy đi theo người vừa nhận tiễn và đã cướp giật được chiếc túi xách này, nhưng trong chiếc túi xách này chỉ còn có 200 nghìn đồng, bởi vì 100 triệu đồng người nhận tiền đã bỏ vào cốp xe máy. Trong trường hợp này phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A theo các điểm d và g khoản 2 Điều 136 BLHS.
Ví dụ 2: B thấy C đeo một chiếc nhẫn mầu vàng. Qua các nguồn tin B tưởng đây là nhẫn bằng vàng 9,999, có trọng lượng 2 chỉ, nên đã dùng thủ đoạn gian dối và đã chiếm đoạt được chiếc nhẫn này. Trong trường hợp này phải lấy trị giá của một chiếc nhẫn bằng vàng 9,999 với trọng lượng 2 chỉ theo thời giá tại địa phương vào thời điểm chiếm đoạt để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với B về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Qua hướng dẫn của Thông tư trên ta thấy rõ là ý thức chủ quan của A là đã trộm cắp được số tiền 20.000.000 đồng. Do đó trong trường hợp này hành vi của A sẽ phạm tội Trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự.
Còn nguồn gốc của 20.000.000 đồng tiền giả của chủ nhà sẽ được xử lý trong vụ án khác.
Rất mong được trao đổi với tác giả Nga Phạm và bạn đọc.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận