
Yêu cầu hủy GCNQSDĐ không phải là yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự
Nghiên cứu bài viết "Vướng mắc về thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" của tác giả Nguyễn Tất Duẩn đăng ngày 13/1/2023, tôi cho rằng, đây không phải là một yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự.
Trong rất nhiều các vụ án dân sự, khi giải quyết các tranh chấp, Tòa án phải giải quyết cả những quyết định cá biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thật khách quan của vụ án. Nếu quyết định cá biệt đó có sai phạm mà không được giải quyết trước thì đương nhiên, quyền lợi của các đương sự cũng như sự khách quan của vụ án không được đảm bảo. Chính vì vậy, cần đặt ra vấn đề phải giải quyết những quyết định cá biệt đó cùng với việc giải quyết vụ án dân sự. Bởi lẽ đó, khoản 1 Điều 34 BLTTDS đã quy định về việc giải quyết các quyết định cá biệt:
“Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết”.
Theo quy định này ta nhận thấy, khi giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải xem xét đến tính hợp pháp của các quyết định cá biệt. Đây là việc bắt buộc, bất kể đương sự có yêu cầu hay không yêu cầu xem xét tính hợp pháp của quyết định đó. Bởi khi xác định quyết định cá biệt đó hợp pháp hay bất hợp pháp sẽ dẫn đến hệ quả pháp lý trong vụ án dân sự hoàn toàn khác nhau. Nếu quyết định cá biệt có sai phạm mà không bị hủy sẽ tồn tại đồng thời hai văn bản có giá trị pháp lý và trái ngược nhau về nội dung, đó là bản án, quyết định của Tòa án và quyết định cá biệt của cơ quan tổ chức. Khi cùng tồn tại hai văn bản song song có nội dung trái ngược nhau sẽ không thể thực hiện công tác thi hành án, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án.
Trên đây là quan điểm của tôi, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý bạn đọc.
Tòa án huyện Thới Lai, Cần Thơ xét xử vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất”- Ảnh: Phạm Hoài Hận
Bài liên quan
-
Giới thiệu những nội dung mới và giải đáp vướng mắc liên quan đến Luật Tư pháp người chưa thành niên
-
Biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi trong giai đoạn chuẩn bị xét xử - Vướng mắc và kiến nghị hoàn thiện
-
Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản - Vướng mắc và một số kiến nghị
-
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt - Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, vướng mắc và kiến nghị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Đề xuất mô hình Tòa án 3 cấp khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện
-
Trao đổi ý kiến về bài viết “bên đặt cọc hay bên nhận đặt cọc có lỗi?”
-
Không áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ đối với Tạ Tấn P
-
Một số vấn đề về dấu hiệu định tội của tội "Tổ chức đánh bạc" quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Quy định 189-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương trong ngành Tòa án
2 Bình luận
LS Trang
12:58 03/04.2025Trả lời
Luật sư Ngô Thanh Dũng
12:58 03/04.2025Trả lời