Yêu cầu trả lại đất khai hoang nhưng không có giấy tờ chứng minh là không có cơ sở
Nghiên cứu bài “Yêu cầu trả lại đất đã khai hoang nhưng không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất” của tác giả Luật gia Chu Minh Đức, ngày 03/ 10/2022, tôi cho rằng yêu cầu của ông A không có cơ sở
Về hướng giải quyết, tôi đồng tình với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, tôi xin được bổ sung một vài luận điểm về vụ việc như sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) mà Nhà nước đã cấp cho ông B là một chứng cứ không cần phải chứng minh lại, tuy nhiên lời khai của đương sự cũng là một nguồn chứng cứ.
Ông B đã được cấp GCN năm 1998, sau đó được cấp lại năm 2010, như vậy ông B là người sử dụng đất đã được bảo hộ bởi pháp luật. Nay ông A có tranh chấp cho rằng đây là tài chung, có nguồn gốc của 2 người cùng khai hoang thì ông A phải có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định của BLTTDS 2015 thì “Lời khai của đương sự” là một trong những nguồn chứng cứ. Như vậy, nếu ông B thừa nhận là hai người cùng khai hoang năm 1988 và cùng sử dụng 01 năm, thì lời thừa nhận này của ông B được xem là chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 94 của BLTTDS.
2. Từ phân tích trên dẫn đến câu hỏi pháp lý mấu chốt sẽ là: Kể từ thời điểm ông A và B khai hoang 1988 thì đã xác lập quyền sử dụng đất ngay ở thời điểm khai hoang chưa?
Chúng ta đều biết rằng, quyền sử dụng đất của một chủ thể được xác lập (có hiệu lực) kể từ thời điểm được Nhà nước cấp GCN chứ không phải là thời điểm khai hoang, chiếm hữu, sử dụng thực tế. Điều này được chứng minh thông qua quy định tại khoản 3, Điều 18 Luật Đất đai 1987: Sau khi đăng ký, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, dù có là sự thật năm 1988 ông A và ông B cùng khai hoang thì ở thời điểm này cả A và B vẫn chưa được pháp luật công nhận là người sử dụng đất, vì chưa đăng ký và chưa được cấp GCN.
3. Bên cạnh đó, sau 01 năm kể từ thời điểm khai hoang thì A không còn quản lý, sử dụng vậy phải chăng là A đã tự từ bỏ quyền của mình! Ngoài ra, nếu A tự cho rằng mình đã xác lập quyền sử dụng đất thì theo quy định A sẽ phải đăng ký, xin cấp GCN và nộp thuế. Thực tế cho thấy, tất cả những trách nhiệm này A đều không thực hiện. Rõ ràng, Nhà nước không thể bảo hộ quyền sử dụng đất cho A trong trường hợp này vì A mới chỉ thỏa một điều kiện (khai hoang) trong số nhiều điều kiện khác chưa được đáp ứng như: đăng ký kê khai vào sổ địa chính; thực hiện thủ tục xin cấp GCN; nộp thuế.
Kết luận: Với yêu cầu khởi kiện của A là đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất có nguồn gốc khai hoang năm 1988 là không có cơ sở pháp lý để được Tòa án chấp nhận.
Thời điểm khai hoang chưa xác lập quyền sử dụng đất - Ảnh: MH
Bài liên quan
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Quy định về thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp của Luật Đất đai năm 2024 từ góc nhìn về thẩm quyền hủy quyết định cá biệt
-
Cần có hướng dẫn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do vi phạm điều cấm
-
Làm rõ cơ sở, căn cứ việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận