Trần Đức C phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Ngày 22/8/2024, Tạp chí đăng bài viết “Trần Đức C có phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?” của tác giả Vi Nhật Hoàng. Qua nội dung vụ án, tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất.
Trần Đức C phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 của BLHS năm 2015, tuy nhiên do C chưa bán được nên áp dụng “phạm tội chưa đạt” theo quy định tại Điều 15 BLHS, vì những lý do sau:
Thứ nhất, Điều 323 BLHS quy định “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có ...”. Như vậy, hành vi phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
Một là, không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản là sẽ chứa chấp hoặc sẽ tiêu thụ tài sản của người đó;
Hai là, khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản phạm tội mà có được tài sản đó.
Đối với vụ án này, ta thấy khi R thấy Trần Đức C đi ngang qua nên R gọi C lại và nói với C là mới trộm được xe mô tô, nhờ C mang xe đi bán. Bán được xe thì R sẽ cho C tiền và C đồng ý. Như vậy, giữa R và C không có sự hứa hẹn trước về việc R trộm được xe sẽ giao cho C đem đi bán, mà khi R trộm được xe rồi thì khi thấy C đi ngang qua mới nói là mới trộm được xe và kêu C mang xe đi bán rồi sẽ cho C tiền. Vì thế, hành vi của C đã đủ yếu tố cấu thành tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.
Thứ hai, căn cứ tại Điều 15 BLHS năm 2015 quy định phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Đối với vụ án này, ta thấy R đã đưa xe mô tô 79V1-033.03 cho C đi tìm người mua nhưng do không tìm được người mua nên C quay về trả lại xe cho R, nên C vẫn chưa tiêu thụ được chiếc xe mô tô 79V1-033.03.
Do đó tôi cho rằng hành vi của Trần Đức C phạm tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 của BLHS năm 2015, tuy nhiên do C chưa tiêu thụ được chiếc xe mô tô nên áp dụng “phạm tội chưa đạt” theo quy định tại Điều 15 BLHS.
Trên đây là qua điểm của tôi, rất mong nhận được ý kiến trao đổi của bạn đọc.
Tòa án nhân dân huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương xét xử trực tuyến vụ án “Cướp tài sản" và "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”-Ảnh: Trần Văn Hiển
Bài liên quan
-
Trần Đức C phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
-
Hành vi của Trần Đức C đủ yếu tố cấu thành tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 BLHS
-
Trần Đức C có phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
-
Vũ Văn Q phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí gặp mặt các đồng chí lãnh đạo TANDTC qua các thời kỳ
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận