Trần Đức C phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Sau khi nghiên cứu bài viết của tác giả Vi Nhật Hoàng, đăng ngày 22/8/2024, và các ý kiến trao đổi, tôi đồng tình với quan điểm của tác giả xác định Trần Đức C phạm tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 323 BLHS quy định, “người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”.
Có thể thấy, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là một trong những tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự công cộng. Hành vi phạm tội được mô tả trong điều luật bao gồm hành vi “chứa chấp” và hành vi “tiêu thụ”.
Hành vi chứa chấp tài sản thể hiện ở các hành vi như: Cất giữ, che giấu, bảo quản hoặc cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản.
Hành vi tiêu thụ tài sản thể hiện ở các hành vi như: Mua, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, cho, tặng, nhận... tài sản.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Về mặt chủ quan của tội phạm, người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, có nghĩa người phạm tội phải biết rõ đó là tài sản do người khác phạm tội mà có nhưng vẫn chứa chấp hoặc tiêu thụ.
Quay trở lại vụ án, “R gọi C lại và nói với C là mới trộm được xe mô tô, nhờ C mang xe đi bán. Bán được xe thì R sẽ cho C tiền. C đồng ý. R đưa xe mô tô 79V1-033.03 cho C đi tìm người mua”. Với vụ án này, để xác định Trần Đức C có phạm tội hay không ta cần làm rõ 2 yếu tố:
Thứ nhất, xét về mặt chủ quan của tội phạm: Trần Đức C đã “biết rõ” chiếc xe mô tô biển số 79V1-033.03 là xe mà R “phạm tội mà có”, nhưng vì lợi ích của cá nhân nên Trần Đức C đã đồng ý giúp R mang xe đi bán. Điều đó đã được thể hiện qua thỏa thuận giữa R và C.
Thứ hai, xét về hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi của Trần Đức C là giúp R mang xe đi bán, hành vi này phải xác định là hành vi “tiêu thụ” tài sản do người khác pham tội mà có được quy định trong Điều 323 BLHS. Tuy Trần Đức C đã không tìm được người mua và mang xe về, nhưng tội phạm này được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Như vậy, từ những phân tích trên tôi cho rằng hành vi của Trần Đức C đủ yếu tố cấu thành tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 của BLHS năm 2015.
Tòa án nhân dân huyện Can Lộc, Hà Tĩnh xét xử trực tuyến vụ án Trộm cắp tài sản, Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có - Ảnh: Hải Lý
Bài liên quan
-
Hành vi của Trần Đức C đủ yếu tố cấu thành tội “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo Điều 323 BLHS
-
Trần Đức C phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
-
Trần Đức C có phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
-
Vũ Văn Q không phạm tội Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí gặp mặt các đồng chí lãnh đạo TANDTC qua các thời kỳ
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận