Hội đồng Thẩm phán TANDTC giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại và dân sự

Ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án. Dưới đây là phần giải đáp vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại và dân sự

VỀ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

1. Trong vụ án kinh doanh thương mại, sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì người thế chấp tài sản (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) chết. Nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án căn cứ điểm a khoản i Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sụ năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Những trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng nêu trên thì Tòa án giải quyết như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản cùa họ được thừa kế thì người thừa kế của người đó tham gia tố tụng.

Trường hợp nguyên đơn và Tòa án không xác định được nơi cư trú của người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án áp dụng điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Đồng thời, Tòa án hướng dẫn nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (theo quy định tại chương XXV Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích (theo quy định tại chương XXVI Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng. Sau khi có kết quả giải quyết việc tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hoặc có quyết định tuyên bố một người mất tích đối với người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

2. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng có nguyên đơn là ngân hàng, Tòa án phải xem xét tính hợp pháp của hợp đồng thể chấp tài sản mà ngân hàng đã thẩm định tài sản trước khi cho vay, để làm cơ sở giải quyết vụ án. Trường hợp sau khi ngân hàng thẩm định tài sản thế chấp mà có người thứ ba đang sử dụng tài sản này (đang sử dụng đất hoặc đang ở nhà trên đất) thì khi giải quyết vụ án, Tòa án có phải đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay không?

Theo khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

"4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ dược tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thỉ Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. "

Trường hợp này, Tòa án phải xem xét việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người thứ ba này hay không, nếu có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ thì phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

3. Trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, bên vay dùng tài sản là quyền sử dụng đất và nhà trên đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình làm tài sản thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, sau đó bên thứ ba đã tháo dỡ nhà cũ để xây dựng nhà mới trên đất. Bền thứ ba biết rõ quyền sử dụng đất và nhà cũ trên đất đang được thế chấp cho ngân hàng nhưng không thông báo cho Ngân hàng và Ngân hàng cũng không biết việc hên thứ ba xây dựng nhà mới trên đất. Bên vay không trả nợ đúng hạn nên bị ngân hàng khởi kiện. Khi giải quyết tranh chấp, Tòa án có cần phải định giá tài sản là căn nhà mới phát sinh trên đất hay không và giải quyết như thế nào đối với tài sản phát sinh này?

Căn nhà mới của bên thứ ba xây dựng trên đất là tài sản phát sinh sau khi bên vay đã thế chấp quyền sử dụng đất cho Ngân hàng theo hợp đồng thế chấp tài sản đã ký giữa bên vay và Ngân hàng, nên khi giải quyết vụ án Tòa án phải đưa bên thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Tòa án phải căn cứ vào nội dung thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thế chấp, yêu cầu của các bên đương sự để xem xét có định giá căn nhà mới này hay không. Nếu việc định giá tài sản này là cần thiết, kết quả định giá căn nhà mới này có giá trị sử dụng trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án cần tiến hành định giá tài sản này.

Nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì theo yêu cầu của Ngân hàng, Tòa án tuyên phát mại tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Quá trình thi hành án, bên thứ ba được quyền ưu tiên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua tài sản gắn liền với đất nếu có nhu cầu[1]. Trường hợp bên thứ ba không nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không mua tài sản gắn liền với đất thì sẽ được thanh toán giá trị tài sản của mình trên đất theo quy định cùa pháp luật.

4. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì các đương sự có quyền thỏa thuận mời một tổ chức định giá độc lập, sau khi định giá sẽ căn cứ vào giá ghi trong chứng thư định giá của tổ chức định giá để giải quyết. Tuy nhiên, trường hợp chỉ một trong các bên đương sự nhất trí mời tồ chức định giá, một hoặc các bên còn lại không nhất trí thì trường hợp này xừ lý như thế nào?

Khoản 2 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“2. Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản đế thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

Việc thẩm định giá  tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản ”.

Như vậy, theo quy định trên thì các đương sự trong vụ án có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản đề thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thầm định giá cho Tòa án để giải quyết tranh chấp, việc thấm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Tuy nhiên, trường hợp chỉ một trong các bên nhất trí mời tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và các bên còn lại không nhất trí là trường hợp các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thấm định giá tài sản. Do đó, Tòa án phải ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá theo quy định tại điếm b khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 20152 để làm căn cứ giải quyết vụ án.

5. Khi giải quyết các tranh chấp Hợp đồng tín dụng giữa nguyên đơn là Ngân hàng với bị đơn là hộ kinh doanh cá thể, trong đó chủ hộ kinh doanh là người trên 60 tuổi, Hộ kinh doanh cá thể vay tiền để thực hiện hoạt động kinh doanh có mục đích lợi nhuận. Vậy người trên 60 tuồi trong trường hợp này có được miễn án phí theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/ND-CP ngày 04/01/2021 quy định: "Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyển làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.” Theo khoản 2 Điều 81 Nghị định số 01/2021/ND-CP ngày 04/01/2021 thì chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án.

Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh chỉ là người đại diện cho hộ kinh doanh tham gia tố tụng tại Tòa án, nên hộ kinh doanh là chủ thể phải nộp án phí chứ không phải là chủ hộ kinh doanh. Vì vậy, nếu chủ hộ kinh doanh là người trên 60 tuổi thì cũng không dược miễn án phí theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/ƯBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

VỀ DÂN SỰ - TÔ TỤNG DÂN SỰ

1. Trong vụ án tranh chấp về thừa kế tài sản, một người thuộc hàng thừa kế đã có văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, Tòa án cấp sơ thẩm đưa họ vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi xét xử sơ thẩm, Tòa án đã giải quyết chia toàn bộ di sản thừa kế cho những đồng thừa kế khác (bao gồm cả kỷ phần thừa kế của người từ chối nhận di sản thừa kế). Sau khi xét xử sơ thẩm, người từ chối nhận di sản khảng cáo bản án [2] [3] với nội dung yêu cầu giải quyết được chia thừa kế theo pháp luật, xin được nhận kỷ phần thừa kế mà lẽ ra họ được hưởng. Trong trường hợp này, Tòa án có chấp nhận yêu cầu của họ về việc chia di sản thừa kế hay không?

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quỵ định: ‘'Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chi thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chi giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó ”.

Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“ 1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường họp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2.Việc từ chối nhận di sản phải được ỉập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3.Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản."

Điểm c khoản 2 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau: “Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, trong trường hợp nêu trên thì tùy từng trường hợp mà Tòa án xem xét, quyết định:

- Trường hợp việc từ chối nhận di sản của người thừa kế là tự nguyện thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu của đương sự về việc chia thừa kế đối với kỷ phần mà họ đã từ chối nhận.

- Trường hợp có căn cứ về việc từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế do bị lừa dối, ép buộc, đe dọa... thì Tòa án sẽ xem xét chấp nhận yêu cầu của đương sự.

2. Tòa án nhận được đơn khởi kiện của vợ/chồng người Việt Nam kết hôn tại Việt Nam nhưng đang định cư ở nước ngoài; một bên đương sự có yêu cầu giải quyết ly hôn nhưng đề nghị vắng mặt thì Tòa án giải quyết như thế nào? Tòa án có thể xác minh thu thập tài liệu chứng cứ vắng mặt đối với cả nguyên đơn và bị đơn định cư ở nước ngoài được không? Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài như thế nào?

 Theo quy định tại Điều 238 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thủ tục xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng thì: 

“1. Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
  2. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;
  3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cho phép Tòa án tiến hành xét xử ngay cả khi tất cả người tham gia tố tụng vắng mặt nếu việc tống đạt văn bản tố tụng là hợp lệ và nguyên đơn, bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc bị đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt. Do vậy, Tòa án có thể xem xét, giải quyết vụ án ly hôn vắng mặt các bên nếu vẫn bảo đảm việc tống đạt hợp lệ và nhận được phản hồi bằng vàn bàn hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật (ví dụ: giấy tờ, tài liệu gửi từ nước ngoài về cho Tòa án Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo đúng quy định...).

Về nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài và nghĩa vụ chịu chi phí úy thác tư pháp ra nước ngoài đã được quy định tại Điều 152 và Điều 153 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và hướng dẫn tại Công văn số 64/TANDTC-HTQT ngày 09/6/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc ủy thác tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài.

3. Nguyên đơn là công dân Việt Nam kết hôn với bị đơn là người nước ngoài, có 01 con chung (việc kết hôn và đăng ký khai sinh cho con được thực hiện tại Việt Nam). Sau khi sinh con, cả gia đình sang nước A sinh sống. Sau đó, người vợ đưa con về Việt Nam sống từ năm 2015 đến nay. Nay người vợ khởi kiện yêu cầu giải quyết việc ly hôn và con chung. Bị đơn cung cấp thông tin và tài liệu chứng minh đã có quyết định của Tòa án nước A công nhận cho bị đơn được nuôi dưỡng con chung; bị đơn chưa cung cấp được chứng cứ xác định đã được giải quyết về quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thấm quyền giải quyết việc ly hôn và quan hệ con chung theo yêu cầu của nguyên đơn không?

 Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì nguyên đơn là công dân Việt Nam, bị đơn là người nước ngoài nên vụ án thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. 

Tòa án nước A đã có bản án công nhận cho bị đơn được nuôi con chung nên Tòa án Việt Nam cần hướng dẫn đương sự làm thủ tục công nhận hoặc không công nhận bản án của Tòa án nước A.

Trường hợp đương sự có yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án của Tòa án nước A thì cần phân biệt:

Trường hợp Tòa án Việt Nam ra quyết định công nhận bản án cùa Tòa án nước A thì Tòa án Việt Nam chỉ xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn của nguyên đơn nếu yêu cầu ly hôn chưa được Tòa án nước A giải quyết.

Trường hợp Tòa án Việt Nam ra quyết định không công nhặn bản án của Tòa án nước A thì Tòa án Việt Nam xem xét giải quyết cả yêu cầu ly hôn và nuôi con chung của nguyên đơn nếu yêu cầu ly hôn chưa được Tòa án nước A giải quyết.

Trường hợp đương sự không yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận hoặc không công nhận bản án của Tòa án nước A thì Tòa án Việt Nam căn cứ điêm d khoản 1 Điều 472 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu nuôi con chung; Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cẩu ly hôn của nguyên đơn khi Tòa án nước A chưa giải quyết.  

4. Trong vụ án yêu cầu chia thừa kế tài sn, Tòa án có thụ lý yêu cầu độc lập cùa ông A và xác định tư cách t tụng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu đòi tài sàn là 50m2 đắt nm trong diện tích đt yêu cầu chia thừa kế. Như vậy, Tòa án có gii quyết trong cùng vụ án hay phải tách ra gii quyết yêu cầu đòi tài sản trước sau đó mới có căn cứ chia thừa kế sau?

Điều 42 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng hiệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ đế giải quyết trong cùng một vụ án.

2.Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nêu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật

Quan hệ tranh chấp yêu cầu chia thừa kế tài sản và tranh chấp đòi quyền sử dụng đất là hai quan hệ pháp luật khác nhau nhưng có liên quan đến nhau trong cùng vụ án. Việc giải quyết quan hệ tranh chấp đòi tài sản là căn cứ để Tòa án xác định di sản thừa kế khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế tài sản. Do vậy, để giải quyết chính xác, nhanh chóng và đúng pháp luật; trên cơ sở chứng cứ thu thập được và yêu cầu của đương sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án có thể giải quyết trong cùng một vụ án hoặc tách thành hai vụ án riêng biệt.

5. Trường hợp phiên tòa dân sự sơ thm đang diễn ra không có sự tham gia của đại diện Viện kiêm sát cùng cấp. Quá trình xét xử, Hội đồng xét x quyết định tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mới có đ căn cử giải quyết vụ án. Sau khi Tòa án tiến hành xác minh, thu thập và bổ sung chứng cứ thì vụ án thuộc trường hợp phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tổ tụng dân sự năm 2015, cụ thể: “Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đi với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc...”. Trong trường hợp này, Tòa án phải thực hiện các thủ tục gì để đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa và phiên tòa có phải bắt đầu lại từ đầu không hay vẫn tiếp tục của phiên tòa đã tạm ngừng trước đó?

 Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi: '‘Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa".

Khoản 2 Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Việc tạm ngừng phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Thời hạn tạm ngùng phiên tòa là không quá 01 tháng, kể từ ngày Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa. Hết thời hạn này, nếu lý do để ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa; nếu lý do để ngừng phiên tòa chưa được khắc phục thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Hội đồng xét xử phải thông báo bằng vă bản cho những người tham gia tố tụng và Viện kiêm sát cùng cấp về thời gian tiếp tục phiên tòa ".

Trong trường hợp này, khi hết thời hạn tạm ngừng phiên tòa và lý do để tạm ngừng phiên tòa không còn thì Hội đồng xét xử tiếp tục tiến hành phiên tòa. Để đảm bảo chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng của Viện kiểm sát thì khi tiếp tục tiến hành phiên tòa, Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa để gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày và Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa. 

6. Tại phỉên tòa phúc thắm, nguyên đơn rút đơn khởi kiện, bị đơn chấp nhận việc rút đơn khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thấm và đình chỉ giải quyết vụ án, nhưng cấp phúc thấm thấy phần án phí của bản án sơ thắm là sai. Vậy, tại Quyết định hủy bán án sơ thắm và dinh chí giải quyết vụ án dân sự cắp phúc thắm có quyền sửa phần án phí sơ thẩm hay không?

Điềm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm như sau:

“Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản ủn sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật. ”

Như vậy, trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện án phí trong bản án sơ thẩm bị sai thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tuyên án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm trong quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

 

[1] Áp dụng tương tự Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có tài sản không thuộc sở hữu của bên thế chấp.

2 “Điều 104. Định giá tài sản, thầm định giá tài sản

[3] Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sàn hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

11

NGÔ HÀ CHI