Xây dựng Tòa án điện tử là xu thế tất yếu trong thời đại số

Ngày 22/6, TANDTC tổ chức hội thảo khoa học Góp ý đối với dự thảo đề án “Xây dựng Toà án Điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030 định hướng đến năm 2045”. PGS TS Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC tham dự chủ trì.

Đồng chủ trì có TS Nguyễn Văn Du, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC. Về phía TANDTC cùng dự có các đồng chí là thành viên Hội đồng Thẩm phán, lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC.

Tham dự hội thảo còn có đại diện các cơ quan, tổ chức Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Phát biểu tại hội thảo, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết Việt Nam đang trong giai đoạn quan trọng cải cải cách tư pháp, Nghị quyết của Đại hội XIII đặt ra yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Bộ Chính trị  đã thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà nước pháp quyền do đồng chí Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban, tham gia Ban chỉ đạo có 9 đồng chí là thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trong chương trình toàn khoá, BCH trung ương sẽ nghe Ban Chỉ đạo báo cáo về chiến lược Nhà nước pháp quyền. Trong nội dung Nhà nước pháp quyền có nội dung vô cùng quan trọng là cải cách tư pháp. Với trách nhiệm được giao Ban Cán sự đảng TANDTC đã hoàn thành đề án cải cách tư pháp, một nội dung quan trong trong đề án này đó là xây dựng Toà án điện tử. Việc xây dựng Toà án điện tử là cam kết của Việt nam trong cam kết quốc tế thực hiện từ nay đến năm 2025 theo cam kết của các chánh án các nước trong khu vực về hoàn thành và đưa vào sử dụng Toà án điện tử vào năm 2025.

Thực hiện chủ trương của Đảng và cam kết này, việc xây dựng đề án có sự tham gia của nhiều nhà khoa học các Bộ, ngành. Việc xây dựng Toà án số trở thành xu thế cấp yếu trên thế giới, thời gian qua Việt Nam đã làm một số việc như cung cấp cho người dân các dịch vụ tư pháp công thông qua nền tảng số, công khai bản án,…

 

PGS TS Nguyễn Hoà Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Chánh án TANDTC phát biểu tại hội thảo.

Từ năm 2017 đến nay đã đưa lên mạng gần 1 triệu bản án khác nhau, số lượng người truy cập vào trang web của toà án đề nghiên cứu các bản án đã công khai là rất lớn và không ngừng tăng. Đã đề xuất Quốc hội cho phép tiến hành một số hoạt động tố tụng trên nền tạng số như xét xử trực tuyến. Đến nay đã có khoảng 700 các vụ án đã tiến hành xét xử trực tuyến. Các cơ quan liên quan đánh gia rất cao việc xét xử trực tuyến, chất lượng xét xử rất tốt. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã chứng kiến một số phiên toà xét xử trực tuyến của các địa phương tại trung tâm điều hành của TANDTC.

TS Nguyễn Văn Du, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC trình bày báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án.

Việc xây dựng Tòa án điện tử được triển khai thực hiện phủ hợp với quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng của Đảng. Cụ thể như Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Ngoài ra, Việt Nam hiện nay đã tham gia Hội nghị Chánh án các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hội đồng Chánh án khu vực ASEAN và đã cam kết đến năm 2025 phải hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử theo Nghị quyết của Hội đồng. Việc xây dựng được Tòa án điện tử hiện đại sẽ chia sẻ được kinh nghiệm, đồng thời tiến tới kết nối hạ tầng số để “thu hẹp khoảng cách số giữa các nền tư pháp, sớm về đích nhiệm vụ xây dựng Tòa án điện tử và chuyển đổi số

Việc triển khai thực hiện Đề án tạo tác động tích cực trên nhiều mặt như: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và của Nhân dân về Tòa án điện tử; Nâng cao hiệu quả quản trị Tòa án trên nền tảng số, tạo sự công khai, minh bạch, thanh liêm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, Thẩm phán Tòa án; góp phần ngăn chặn, hạn chế nhũng nhiễu, tiêu cực.

Người dân được thụ hưởng một nền tư pháp văn minh, hiện đại, các hoạt động tố tụng và phán quyết của Tòa án được công khai minh bạch để người dân tiếp cận thông tin và giám sát tư pháp; bảo đảm tư pháp không chậm trễ; tạo cơ chế, môi trường thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức giải quyết công việc liên quan mà không cần phải đến Tòa án trực tiếp và do đó tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân.

Toàn cảnh hội thảo.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển của xã hội số, kinh tế số. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của Tòa án, nâng cao vị thế, hình ảnh của Tòa án Việt Nam trên thế giới.

Tòa án điện tử mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và Tòa án nhân dân

Thứ nhất, giúp tăng năng suất lao động của Tòa án. Nhiều hoạt động tố tụng đang được thực hiện theo phương thức truyền thống vốn tốn kém về thời gian và nhân lực, khi thực hiện thông qua nền tảng số sẽ được tự động hóa hoặc tiến hành trực tuyến. Đây cũng chính là giải pháp để khắc phục một phần khó khăn, áp lực khi số lượng các vụ án gia tăng không ngừng nhưng phải giảm biên chế theo yêu cầu chung.

Thứ hai, hỗ trợ Thẩm phán ra phán quyết chính xác. Tòa án điện tử với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) sẽ giúp Thẩm phán và Thư ký Tòa án xử lý hồ sơ nhanh hơn, tự động tra cứu văn bản pháp luật và án lệ liên quan, tìm kiếm các vụ án có tình huống pháp lý tương tự.

Thứ ba, tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí của người dân. Tòa án điện tử tạo điều kiện cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, tra cứu bản án, dự đoán kết quả tố tụng ở mọi nơi, mọi thời điểm thông qua nền tảng số.

Thứ tư, xử lý một cách nhân văn các tình huống đặc biệt của tố tung. Tòa án điện tử tạo điều kiện cho các đương sự, nhân chứng, luật sư vì nhiều lý do khác nhau như dịch bệnh, bệnh tật, ở xa, khó khăn về kinh tế... không có điều kiện trực tiếp có mặt tại trụ sở Tòa án vẫn có thể tham gia phiên tòa. Đặc biệt, với những vụ án xâm hại tình dục trẻ em, sẽ không triệu tập các em đến phòng xử án, toàn bộ việc khai báo của các em sẽ được tiến hành trực tuyến nhằm tránh phải tiếp xúc trực tiếp với bị cáo, bảo đảm bí mật đời tư, tránh cho trẻ em những tổn thương tiếp theo về tâm lý, nhân cách, danh dự

Thứ năm, công khai, minh bạch hoạt động của Tòa án. Công khai, minh bạch là một trong những thuộc tính của xét xử. Tòa án điện tử sẽ hỗ trợ đắc lực việc công khai, minh bạch toàn bộ hoạt động, tiến độ và kết quả xét xử, tạo điều kiện để người

Dự thảo Đề án gồm có 08 phần:

Phần thứ nhất: Sự cần thiết, cơ sở và phạm vi xây dựng Đề án;

Phần thứ hai: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án nhân dân

Phần thứ ba: Thực tiễn xây dựng Tòa án điện tử ở một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam;

Phần thứ tự: Quan điểm, mục tiêu xây dựng Để án;

Phần thứ năm: Nhiệm vụ, giải pháp;

Phần thứ sáu: Đánh giá tác động của Đề án;

Phần thứ bảy: Lộ trình, tổ chức thực hiện;

Phần thứ tám: Kiến nghị, đề xuất.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đều đồng tình, nhất trí và đánh giá cao dự thảo đề án, các ý kiến đều cho rằng việc xây dựng Tòa án điện tử là xu thế tất yếu trong “thời đại số" hiện nay để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử, yêu cầu hội nhập quốc tế, và đưa nền tư pháp Việt Nam bắt kịp với nền tư pháp hiện đại, tiên tiến của các nước trên thế giới. Bản chất của Tòa án điện tử là chuyển đổi số các hoạt động của Tòa án, trong đó, cốt lõi là chuyển đổi số hoạt động tố tụng để hình thành một phương thức tổ tụng mới trên nền tảng số. Chuyển đổi số hoạt động tố tụng góp phần quan trọng trong việc tăng cường tiếp cận công lý của người dân một cách rộng rãi, hiệu quả, nhanh chóng, công bằng, khắc phục tình trạng chậm trễ, tốn kém, quá tải và thiếu nhân lực ngày càng gây áp lực mạnh mẽ cho hệ thống tòa án. Đại dịch COVID-19 chính là một “cú hích” thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hoạt động tố tụng ở các quốc gia diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ, quyết liệt hơn, mặc dù quá trình này đã được khởi động ngay từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Việc xây dựng Tòa án điện tử là việc làm cần thiết, tất yếu phải thực hiện. Nhưng đây là một nhiệm vụ khó khăn, phải tiến hành đồng bộ cả đầu tư trang bị công nghệ tiên tiến, xây dựng hoàn thiện lại hệ thống pháp luật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, cần nhiều thời gian nghiên cứu, có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo quyết liệt, kiên trì và có bước đi phù hợp.

CẢNH DINH