Biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp ngăn chặn gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khởi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh. Trong các biện pháp đó, thì tạm giam được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất nhằm hạn chế một số quyền công dân của người bị buộc tội. Trong khi đó, người dưới 18 tuổi (người chưa thành niên) là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về tâm, sinh lý và nhân cách, chưa có đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Do đó, việc áp dụng thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi nói chung và biện pháp tạm giam người dưới 18 tuổi nói riêng phải được thực hiện theo một quy trình đặc biệt.
- 1.Nguyên tắc áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là dưới 18 tuổi
Điều 8 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định: “Khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”. Khoản 1 Điều 414 BLTTHS quy định: “Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” và “chỉ áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết”; “chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả” (khoản 1 Điều 414).
Như vậy, các nguyên tắc chung khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi gồm:
– Biện pháp tạm giam là biện pháp cần thiết cuối cùng khi việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quả.
– Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của biện pháp tạm giam, phải kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi biện pháp khác nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết.
– Việc tạm giam phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, nơi tạm giam phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi.
- 2.Điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
BLTTHS 2003 không quy định cụ thể về việc hạn chế tạm giam đối với người dưới 18 tuổi mà chỉ hướng dẫn“cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, Điều 92 và Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự trước khi áp dụng biện pháp tạm giam”[1]. Quy định này chỉ dừng lại ở mức độ là một lưu ý, khuyến khích “cần xem xét, cân nhắc”, nên còn tùy thuộc nhiều vào ý thức, nhận định chủ quan của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. BLTTHS 2015 đã khắc phục những hạn chế, thiếu sót nêu trên bằng việc quy định cụ thể, chặt chẽ căn cứ, điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp tạm giam đối với người bị buộc tội nói chung, cũng như đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng. Theo quy định tại Điều 419 BLTTHS thì việc tạm giam người dưới 18 tuổi có 02 trường hợp với các điều kiện cụ thể sau đây:
* Trường hợp tạm giam đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì phải có đủ hai điều kiện sau:
– Thứ nhất: Người bị buộc tội phạm vào một trong các tội sau đây: Tội Giết người, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội Hiếp dâm, tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: Điều 143 (tội Cưỡng dâm); Điều 150 (tội Mua bán người); Điều 151 (tội Mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 170 (tội Cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội Cướp giật tài sản); Điều 173 (tội Trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); Điều 248 (tội Sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội Tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội Vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội Mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội Chiếm đoạt chất ma túy); Điều 265 (tội Tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội Đua xe trái phép); Điều 285 (tội Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội Phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); Điều 299 (tội Khủng bố); Điều 303 (tội Phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
– Thứ hai: Khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS, cụ thể là:
+ Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
+ Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
+ Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
+ Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
* Trường hợp tạm giam đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì phải có đủ hai điều kiện sau:
– Thứ nhất: Bị can, bị cáo bị điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
– Thứ hai: Khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS như đã trình bày ở phần trên.
Ngoài ra, bị can, bị cáo từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam đối với tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu trong thời gian điều tra, truy tố, xét xử (có thể đang bị áp dụng hoặc không bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác) họ tiếp tục phạm tội mới, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.
Việc tạm giam trong những trường hợp nêu trên thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giam, người ra lệnh tạm giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện hợp pháp của họ biết.
* Không được áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Chưa áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác trước khi áp dụng biện pháp tạm giam;
– Khi chưa có đủ chứng cứ chứng minh rằng họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 BLTTHS;
– Người bị buộc tội là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS;
– Người bị buộc tội là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm các tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm mà không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS.
– Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng nếu không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 119 BLTTHS.
- 3.Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
BLTTHS 2003 không có quy định riêng về thời hạn tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Do đó, người dưới 18 tuổi nếu bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam cũng bằng với thời hạn tạm giam người từ đủ 18 tuổi trở lên. Việc không quy định thời hạn tạm giam riêng dành cho người dưới 18 tuổi là chưa xem xét đến các nguyên tắc xử lý trách nhiệm hình sự đối với nhóm đối tượng này. Với quy định tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS 2015, thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi được rút ngắn, chỉ còn bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại BLTTHS. Cụ thể như sau:
– Thời hạn tạm giam để điều tra: Không quá 40 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải gia hạn điều tra thì việc gia hạn tạm giam được tính như sau: Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 01 lần không quá 20 ngày; đối với tội phạm nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 01 lần không quá 40 ngày; đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam 01 lần không quá 02 tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn tạm giam 02 lần, mỗi lần không quá 02 tháng 20 ngày.
– Thời hạn tạm giam để truy tố: Không quá 13 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, nhưng không quá 07 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; không quá 10 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Thời hạn tạm giam để xét xử sơ thẩm[2]: Không quá 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 40 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 50 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 70 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đối với vụ án phức tạp thì thời hạn tạm giam có thể được gia hạn thêm không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, không quá 20 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
– Thời hạn tạm giam để xét xử phúc thẩm: Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì thời hạn tạm giam không quá 40 ngày, đối với Tòa án nhân dân cấp cao thì thời hạn tạm giam không quá 60 ngày.
- 4.Hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi
Việc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi được thực hiện như đối với bị can, bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Nguyên tắc chung, khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do; khi không còn căn cứ để tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ biện pháp tạm giam, trường hợp xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác (khoản 1 Ðiều 419 BLTTHS). Theo quy định tại khoản 1 Điều 125 BLTTHS, nếu bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi đang bị áp dụng biện pháp tạm giam, thì biện pháp tạm giam phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án; đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can; bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc thuộc vào trường hợp không được áp dụng biện pháp tạm giam được phân tích ở mục 2 bài viết này.
Về thẩm quyền quyết định việc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam: Trong giai đoạn điều tra, truy tố việc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định (Điều 125, Điều 241, khoản 7 Điều 173 BLTTHS); trong giai đoạn chuẩn bị xét xử việc hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định (khoản 1 Điều 278, khoản 1 Điều 347 BLTTHS); trong giai đoạn xét xử do Hội đồng xét xử quyết định (khoản 3 Điều 278, khoản 3 Điều 347 BLTTHS).
- 5.Nhận xét, kết luận
Quy định về nguyên tắc, điều kiện và thời hạn để áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi trong BLTTHS 2015 là rất tiến bộ. Đây là một trong những chính sách hình sự quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vướng mắc cần được hướng dẫn, cụ thể như sau:
Thứ nhất: BLTTHS chỉ quy định thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên nhưng không quy định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phải bằng hai phần ba thời hạn điều tra, truy tố, xét xử đối với người đủ 18 tuổi trở lên, việc thiếu hụt này dẫn đến sự không đồng bộ trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Thứ hai: Thực tiễn xét xử cho thấy, vụ án có nhiều bị can, bị cáo, mà trong đó có bị can, bị cáo là người đủ 18 tuổi trở lên và bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi thì việc tính thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, thời hạn tạm giam trong trường hợp này như thế nào? Hoặc vụ án có nhiều bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi nhưng phạm vào các tội có khung hình phạt khác nhau thì khả năng áp dụng biện pháp tạm giam đối với từng bị cáo như thế nào?
Thứ ba: Về nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi phải được tổ chức đặc biệt, giảm tối đa việc ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của người dưới 18 tuổi. Do đó, thủ tục tạm giam và nơi tạm giam người dưới 18 tuổi phải được tổ chức thực hiện phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành và khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi, nhưng các nguyên tắc này chưa được ghi nhận cụ thể trong BLTTHS nên việc giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật gặp rất nhiều khó khăn.
[1] Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịchHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” 01/2011/TTLT–VKSTC–TANDTC–BCA–BTP–BLĐTBXH ngày 12/7/2011 “HYPERLINK HướngHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”dẫnHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”BộHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.htmlluậtHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.htmlTốHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”tụngHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”hìnhHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”sựHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”đốiHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”vớiHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”ngườiHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”thamHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”giaHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”tốHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”tụngHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”làHYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html” HYPERLINK “http://www.tracuuphapluat.info/2011/11/thong-tu-lien-tich-012011ttlt-vkstc.html”người chưa thành niên”
[2] Thời hạn tạm giam để xét xử gồm thời hạn chuẩn bị xét xử và thời hạn mở phiên tòa là 15 ngày.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Những điểm mới về chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất tại Luật BHXH năm 2024
-
Hành vi của Nguyễn Văn B chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội “tàng trữ trái phép súng săn”
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Nguyễn Văn B có phạm tội “tàng trữ trái phép súng săn” không?
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận