Các lưu ý về pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA)
Từ ngày 01/8/2020, Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu EU – Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Hiệp định này được đánh giá sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng ở cả Việt Nam và EU, mở cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Trần Đức Hùng – một luật sư có nhiều kinh nghiệm về thương mại, đầu tư về một số vấn đề pháp lý quan trọng của Hiệp định này.
Mục tiêu và nội dung chính của Hiệp định là gỡ bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan để hàng hóa Việt Nam có thể vào thị trường EU với những ưu đãi và ngược lại, trong đó, quan trọng nhất là lộ trình cắt giảm thuế xuất nhập khẩu của hàng hóa hai chiều Việt Nam – EU.
Hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với Luật sư Trần Đức Hùng – một luật sư có nhiều kinh nghiệm về thương mại, đầu tư về một số vấn đề pháp lý quan trọng của Hiệp định này.
Phóng viên: Toàn văn Hiệp định rất dài, nhưng Luật sư có thể cho bạn đọc được biết một vài quy định pháp lý quan trọng mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thực thi Hiệp định này được không ạ?
Luật sư Trần Đức Hùng: Cụ thể của các chính sách thương mại, thuế xuất … thì các doanh nghiệp có thể tự tìm thấy trong toàn văn Hiệp định bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, ở góc độ là một luật sư, chúng tôi lưu ý với các Doanh nghiệp Việt Nam về các biện pháp pháp lý cứng rắn mang tính “trừng phạt” và “răn đe” mà EU quan tâm và áp dụng đối với các hành vi gian lận thương mại. Trên thực tế từ trước tới nay và đã được cụ thể hóa trong Hiệp định này, EU luôn chú trọng đến khâu hậu kiểm, chống gian lận trục lợi từ các chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu vào EU và vấn đề về vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
EU chú trọng điều tra xuất xứ của sản phẩm để chống gian lận xuất xứ
Điều 2.9 của Hiệp định đã quy định nhiều nội dung liên quan đến điều tra, xác định và các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa có gian lận về xuất xứ. Cụ thể, nếu phát hiện lô hàng có dấu hiệu (chưa cần có kết luận của cơ quan điều tra) gian lận về xuất xứ sản phẩm (tức là sản phẩm không phải do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất nhưng dán nhãn mác của Việt Nam để xuất khẩu vào các nước EU) thì EU được quyền tạm ngưng áp dụng ưu đãi thuế quan đối với lô hàng đó hoặc là đối với toàn bộ hàng hóa, ngành hàng liên quan.
Đây là quy định các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức lưu ý để tránh gây thiệt hại cho chính mình và cho toàn bộ ngành hàng của Việt Nam, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác.
Thực thi nghiêm khắc quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định dành nguyên một mục (mục C: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ) để quy định về các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy EU rất quan tâm đến các vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và việc điều tra, xử lý hành vi vi phạm về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Khi phát hiện hàng hóa nhập khẩu có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan tư pháp của Bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc đưa hàng hóa vào lưu thông, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu ngay sau khi được phép thông quan, trong kênh thương mại lãnh thổ nước mình. Đồng thời, Bên vi phạm phải bồi thường cho những thiệt hại thực tế mà hành vi xâm phạm bản quyền gây ra cho Bên bị vi phạm.
Ngoài ra, khi EU phát hiện một nhãn hiệu của sản phẩm Việt Nam đã và đang nhập khẩu vào EU xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ thể bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu cơ quan hải quan đình chỉ việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đó và cơ quan hải quan phải dừng thông quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chi phí pháp lý rất lớn nếu thua kiện
Điều 12.52 của Hiệp định quy định chi phí pháp lý do bên thua kiện chịu toàn bộ. Điều đáng nói là các chi phí này không chỉ dừng lại ở các chi phí về thiệt hại thông thường mà còn phải chịu các chi phí bên lề như: chi phí tòa án, chi phí luật sư. Trong khi các chi phí này ở EU rất đắt đỏ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam lưu ý để không rơi vào trường hợp vi phạm và thua kiện dẫn đến phải chịu các tổn thất này.
Phóng viên: Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực và tiến bộ rõ nét để đáp ứng các tiêu chuẩn cao được quy định trong Hiệp định EVFTA. Tuy nhiên, ngoài quan tâm các chính sách ưu đãi thuế thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải lưu ý đến các vấn đề pháp lý như nêu trên, để tránh làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngành hàng của Việt Nam và gánh chịu các tổn thất nặng nề từ những “trừng phạt pháp lý” của EU.
Chúng tôi được biết, hiện hãng Luật DHP do Luật sư Trần Đức Hùng điều hành có đội ngũ luật sư, chuyên gia thành thạo về ngoại ngữ, am hiểu cơ bản các nguyên tắc pháp lý của Liên minh Châu Âu, có các luật sư cộng sự là người bản địa ở các nước liên minh Châu Âu và Mỹ nên đáp ứng nhiều nhu cầu của DN Việt Nam khi tham gia làm ăn với các đối tác EU. Vậy xin Luật sư có thể chia sẻ cho bạn đọc được biết hiện Hãng luật DHP của luật sư có thể cung cấp được những hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường EU?
Luật sư Trần Đức Hùng: Luật DHP với đội ngũ luật sư đa dạng và đang chuyên tâm mảng pháp lý doanh nghiệp trong và ngoài nước, hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ liên quan cho doanh nghiệp như sau:
Tư vấn và bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường EU;
Tư vấn Hợp đồng ngoại thương và các vấn đề liên quan;
Xúc tiến thương mại, đầu tư vào EU và ngược lại;
Giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động ngoại thương.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, Quý Doanh nghiệp có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
HÃNG LUẬT DHP
Địa chỉ: L4 – 09.OT06 Tòa nhà Landmark 4 Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Website: http://dhplaw.vn/ Hotline: 0986.938.627 (Ls. Trần Đức Hùng)
Phóng viên: Một lần nữa xin cám ơn luật sư Trần Đức Hùng về buổi trò chuyện pháp lý thú vị ngày hôm nay, kính chúc luật sư và các anh em cộng sự nhiều sức khỏe và cống hiến được nhiều điều tốt đẹp cho các doanh nghiệp và xã hội.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
Bình luận