Chỉ thị về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử
Ngày 15/1/2024, Chánh án TANDTC đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-CA về về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử. Tạp chí tòa án nhân dân điện tử đăng toàn văn Chỉ thị nói trên
Trong thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về chuyển đổi số Quốc gia; đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tòa án điện tử theo tinh thần Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 09/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới góp phần xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa vào sử dụng nhiều hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch của Tòa án, góp phần mang lại nhiều lợi ích cho xã hội và đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại làm trì trệ, ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử như: Hạ tầng kỹ thuật tại các Tòa án nhân dân còn thiếu thốn, lạc hậu, chưa được tối ưu hóa và vận hành chuyên nghiệp, chưa có khả năng linh hoạt đáp ứng yêu cầu mới phát sinh; việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan tư pháp còn hạn chế; tình trạng "cát cứ thông tin", "co cụm dữ liệu" tại một số đơn vị, Tòa án vẫn còn tồn tại; tỷ lệ dịch vụ tư pháp công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ xử lý hồ sơ trực tuyến thấp; hoạt động của các Tòa án vẫn còn nhiều công đoạn thủ công, chủ yếu sử dụng sổ sách để ghi chép, theo dõi theo cách truyền thống; thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa được đảm bảo. Nguyên nhân chính và cũng là một trong những “điểm nghẽn” quan trọng cần tập trung tháo gỡ để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử là vấn đề trách nhiệm, tư duy, nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử của người đứng đầu và công chức, viên chức tại một số đon vị, Tòa án còn chưa đầy đủ, thấu đáo dẫn đến thụ động, chưa sẵn sàng, chưa thực sự vào cuộc. Bên cạnh đó, kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện chuyển đổi số còn thiếu nghiêm túc; công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số chưa thực sự được quan tâm.
Để khắc phục các tồn tại hạn chế nói trên và đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chi thị:
1. Thủ truởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án các cấp trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ trong tổ chức thực hiện, cụ thể:
- Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo về chuyển đổi số tại đơn vị mình; chi đạo tái cấu trúc và đổi mới mô hình hoạt động từ “truyền thống” sang quản lý ừên nền tảng số; kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xếp loại thi đua khen thưởng. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và xây dựng Tòa án điện tò với kế hoạch, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.
- Tuyên truyền sâu rộng để cán bộ, công chức hệ thống Tòa án phải nhận thức được việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Tòa án điện tử phải trở thành khát vọng của toàn hệ thống Tòa án và của từng Thẩm phán, công chức, viên chức. Đây không còn là kế hoạch của tương lai mà là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, cần thực hiện quyết liệt để hoàn thành sớm. Đây là cơ hội để Tòa án tiếp tục nâng cao niềm tin của người dân vào công lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án và xây dựng Tòa án hiện đại bắt kịp với xu hướng phát triển của nền tư pháp tiến bộ trên thế giới.
- Đẩy mạnh kỷ luật công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong toàn hệ thống Tòa án, khắc phục triệt để tình trạng ngại ứng dụng công nghệ thông tin, ngại cập nhật dữ liệu, cập nhật không đầy đủ, cập nhật không chính xác, không kịp thời vào các hệ thống phần mềm ứng dụng nội bộ dùng chung của Tòa án. Chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng "cát cứ thông tin", "co cụm dữ liệu" và cử nhân sự không có năng lực, không đủ kinh nghiệm hoặc tham gia hời hợt trong quá trình đề ra các yêu cầu, thử nghiệm, đánh giá khi xây dựng các phần mềm ứng dụng, tham gia các lớp đào tạo hướng dẫn sử dụng các phần mềm.
b) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để Tòa án điện tử thực thi trong thực tiễn phải đồng bộ cả nhân lực quản lý, vận hành và ứng dụng công nghệ thông tin. Các kỹ sư công nghệ thông tin phải vừa có kiến thức cập nhật về công nghệ thông tin, vừa hiểu biết pháp luật và hoạt động của Tòa án, được ưu tiên hưởng các chế độ đãi ngộ đặc thù về công tác chuyên môn (nếu có).
c) Đầu tư phát triển toàn diện, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật số, nền tảng số và bảo đảm an toàn thông tin cho các Tòa án. Trong đó, tập trung tiếp tục nâng cấp Trang tâm dữ liệu Tòa án theo hướng hiện đại, linh hoạt, có tính dự phòng, bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định, đồng thời xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng của Tòa án; nâng cấp hạ tầng truyền dẫn tốc độ cao, hạ tầng kỹ thuật số và bổ sung các trang thiết bị công nghệ thông tin cho các Tòa án đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án điện từ.
d) Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, trong đó tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị; tổ chức triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo đúng quy định của nhà nước về cấp độ an toàn thông tin đối với hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án; nghiên cứu, xây dựng nền tảng trao đổi, chia sẻ thông tin công việc trực tuyến có tính bảo mật cao dành riêng cho hệ thống Tòa án.
đ) Thực thi và nâng cao năng lực quản trị Tòa án trên nền tảng số, cụ thể:
- Thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin, dữ liệu lên các phần mềm nội bộ dùng chung của Tòa án bảo đảm thường xuyên, chính xác, kịp thời; ứng dụng, sử dụng dữ liệu số trích xuất từ các phần mềm nội bộ dùng chung của Tòa án phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và xử lý, giải quyết công việc.
- Chuyển sang sử dụng hoàn toàn các sổ điện tử được tích hợp sẵn trên các phần mềm nội bộ của Tòa án thay thế cho sổ theo dõi truyền thống trên giấy nhằm bảo đảm tính chính xác và giúp tiết kiệm chi phí in ấn các loại sổ cho tòng lĩnh vực công tác. Việc soạn thảo các văn bản tố tụng theo mẫu trong quá trình giải quyết vụ án phải thực hiện trên nền tảng số Tòa án thông qua phần mềm quản lý nghiệp vụ thụ lý, giải quyết các loại vụ việc của Toà án - QLTA (https://qlta.toaan.gov.vn) để tránh nhầm lẫn, sai sót thông tin và bảo đảm cho công tác quản lý.
- Phấn đấu đạt 100% các văn bản (trừ văn bản mật) được quản lý, xử lý, ký số và phát hành (gửi, nhận) thống nhất trên nền tảng số Tòa án thông qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành Tòa án nhân dân (https://vbdh.toaan.gov.vn) thay thế cho việc quản lý, xử lý, ký phát hành theo hình thức thủ công truyền thống hiện nay; từng bước tiến tới thực hiện mô hình văn phòng làm việc không giấy tờ.
- 100% thông tin lý lịch cán bộ, công chức, viên chức, lao động Tòa án từ khâu tuyển dụng, bổ nhiệm và diễn biến trong suốt quá trình công tác đến khi kết thúc công tác được quản lý thống nhất trên nền tảng số Tòa án thông qua phần mềm quản lý nhân sự (https://qlcb.toaan.gov.vn')
- 100% hồ sơ giải quyết các loại án, hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, lao động và hồ sơ công việc được số hóa và lưu trữ lên kho hồ sơ điện tử dùng chung của Tòa án qua đó giúp lưu giữ hồ sơ nguyên vẹn, lâu dài, tiết kiệm nhân lực, vật lực và thuận tiện trong công tác quản lý, sử dụng, tra cứu. Trước mắt, ưu tiên số hóa toàn bộ hồ sơ vụ án.
- 100% các Thẩm phán, công chức có chức danh tư pháp của Tòa án sử dụng nghiêm túc, trách nhiệm phần mềm Trợ lý ảo Tòa án trong công tác chuyên môn giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc; đồng thời tích cực tham gia huấn luyện và làm giàu tri thức cho phần mềm trợ lý ảo thông qua cách thức góp ý, đánh giá về chức năng, nội dung trả lời trong quá trình sử dụng, thường xuyên cung cấp các câu hỏi tình huống, câu trả lời.
- Triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các dịch vụ tư pháp công trực tuyến đã được Tòa án nhân dân tối cao đưa vào sử dụng chính thức để phục vụ người dân tốt hơn; chủ động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thông qua nhiều phương thức giúp người dân, doanh nghiệp hiểu biết và dễ dàng sử dụng dịch vụ tư pháp công trực tuyến của Tòa án.
- Đẩy mạnh khai thác, sử dụng nền tảng xét xử trực tuyến, nền tảng họp trực tuyến Tòa án để nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử và công tác chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn.
- Tiếp tục phát triển Trung tầm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân bảo đảm cung cấp toàn diện các thông tin về tình hình hoạt động của các Tòa án, hướng đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp tự động phân tích chuyên sâu để đưa ra các báo cáo đánh giá và dự báo về tình hình hoạt động của các Tòa án, giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao được kịp thời.
e) Tăng cường công khai, minh bạch các hoạt động của Tòa án trên cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao và các Trang thông tin điện tử của các Tòa án nhân dân cấp cao, các Tòa án nhân dân cấp tinh, bảo đảm các chuyên trang, chuyên mục được cập nhật đầy đủ, kịp thời các thông tin. Khắc phục triệt để tình trạng để cổng, Trang thông tin điện tử của đơn vị không được cập nhật thường xuyên các thông tin.
f) Đẩy nhanh việc kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án 06 của Chính phủ và một số cơ dữ liệu chuyên ngành của các Bộ, Ngành có liên quan phục vụ chuyển đổi số Tòa án.
g) Khuyến khích các Tòa án chủ động, tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật số, số hóa hồ sơ cho đơn vị mình và các đơn vị trực thuộc. Việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật số và số hóa hồ sơ phải theo đúng quy định, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông.
2. Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với các đơn vị, Tòa án các cấp:
- Làm tốt công tác tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử; thường xuyên tổ chức kiểm tra chấn chỉnh về công tác chỉ đạo và tình hình triển khai thực các nội dung của Chỉ thị này tại các đơn vị và Tòa án nhân dân.
- Triển khai xây dựng Đe án chuyển đổi số trong hệ thống Tòa án, nội dung chủ yếu của Đề án tập trung đầu tư, trang bị hạ tầng kỹ thuật số; phát triển các nền tàng số, ứng dụng số, sử dụng trí tuệ nhân tạo; đào tạo cho quản lý, vận hành các hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án điện tử.
- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng Khung kiến trúc Tòa án điện tử và bộ chỉ số đánh giá về mức độ chuyển đổi số của Tòa án trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký ban hành áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống Tòa án.
- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ các lĩnh vực hoạt động của Tòa án theo hướng đơn giản hóa, rõ ràng trình tự các bước, các khâu thực hiện tạo sự thuận lợi cho việc chuyển đổi công tác quản trị Tòa án lên nền tảng sổ.
- Bảo đảm cho các hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án hoạt động ổn định, hiệu quả, an toàn thông tin.
3. Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đon vị, Tòa án các cấp làm tốt công tác tham mưu cho Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong tổ chức và phát triển, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử; làm việc với Học viện Tòa án để thay đổi, bổ sung thêm nội dung chuyên đề về chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án. Nội dung này phải do cán bộ Tòa án có chuyên môn về lĩnh vực này trực tiếp truyền đạt.
4. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học làm tốt công tác tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành hạ tâng pháp lý cho Tòa án điện tử theo hướng cho phép tiên hành các hoạt động tố tụng trực tuyến; quy định về hồ sơ, tài liệu, chứng cứ điện tử; cơ sở khoa học và tính pháp lý của các phần mềm phục hồi chứng cứ điện tử; an ninh an toàn mạng; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành tố tụng điện tử; vai trò, quyền tham gia tố tụng của các kỹ sư công nghệ thông tin.
5. Cục Kế hoạch - Tài chính phối hợp với Vụ Tổng hợp, các đơn vị có liên quan làm tốt công tác tham mun cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong việc bảo đảm bố trí ngân sách phục vụ cho công tác chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử và ngân sách phục vụ duy trì, bảo trì, nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin của Tòa án nhân dân đã được đầu tư, mua sắm đưa vào sử dụng.
6. Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhận dân, Truyền hình Tòa án nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao triển khai kịp thời công tác tuyên truyền, phổ biến thực hiện Chỉ thị này và thường xuyên truyền thông về công tác chuyển đổi số tại các đơn vị, Tòa án trên các nền tảng truyền thông số.
7. Vụ Thi đua - Khen thưởng tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cụ thể hóa các chỉ tiêu về kết quả công tác chuyển đổi số Tòa án; thực hiện kỷ luật công vụ về chuyển đổi số Tòa án gắn với trách nhiệm của người đứng đầu để bình xét, đánh giá, xếp loại thi đua đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện Chỉ thị này.
8. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương căn cứ những nội dung nêu tại Chỉ thị này triển khai thực hiện trong các Tòa án quân sự bảo đàm phù họp với các quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
Thủ trưởng các đon vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao cho Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, định kỳ báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả thực hiện Chỉ thị này trong các đon vị, Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự./.
Bài liên quan
-
Quyết liệt hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia
-
Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024: “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội
-
Một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại Tòa án và xây dựng Tòa án điện tử
-
Công ty Điện lực Phú Thọ: Tiên phong trong chuyển đổi số để phục vụ người dân
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bàn về phiên hòa giải nhưng bị đơn vắng mặt
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Học viện Tòa án tổ chức trao quà trong chương trình “Đông Ấm Hà Quảng 2024”
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
Bình luận