Cho người chấp hành xong án phạt tù vay vốn để sản xuất, đến 100 triệu đồng/ người
Đối với người chấp hành xong án phạt tù, mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù được tạo việc làm.
Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Dự thảo Quyết định gồm 16 điều. Theo đó, dự thảo Quyết định này quy định về chính sách tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đối tượng vay vốn được quy định tại khoản 1 Điều 3, cụ thể gồm: Người được đặc xá, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng (sau đây gọi chung là người chấp hành xong án phạt tù) đáp ứng các điều kiện tại điểm a khoản 2 Điều này; Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất kinh doanh) đáp ứng các điều kiện tại điểm b khoản 2 Điều này.
Vể điều kiện được vay vốn, đối với người chấp hành xong án phạt tù: Có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú ổn định tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, có nhu cầu vay vốn, do Công an cấp xã nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận (mẫu kèm theo Quyết định này). Thời gian kể từ ngày chấp hành xong án phạt tù đến khi vay vốn tối đa là 05 năm. Điều kiện được vay vốn đối với Cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Có sử dụng đối tượng lao động là người chấp hành xong án phạt tù và có ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án xác nhận.
Dự thảo quy định mức vốn cho vay tại Điều 6. Đối với vay vốn để đào tạo nghề, mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm: Đối với người chấp hành xong án phạt tù, mức cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù; Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù được tạo việc làm.
Về lãi suất cho vay được quy định tại Điều 9 như sau: Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ; Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
Lãnh đạo Công an tỉnh Yên Bái trao quyết định tha tù cho các phạm nhân. Ảnh minh họa: Tuấn Anh
Bài liên quan
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Mastercard vinh danh thẻ tín dụng quốc tế SHB với giải thưởng “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
-
KienlongBank triển khai những “giải pháp tín dụng” kịp thời, chung tay cùng người dân khắc phục hậu quả cơn bão số Yagi
-
Công ty TNHH GREENITY Hà Nội thương hiệu uy tín - sản phẩm chất lượng - dịch vụ tin dùng
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu kiều bào tham dự Chương trình "Xuân Quê hương 2025"
-
Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
Bình luận