Tội danh bị truy tố của 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2
Sáng ngày 24/12/2024, TAND TP Hà Nội bắt đầu phiên tòa xét xử sơ thẩm với 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2. Vụ án này dự kiến sẽ xét xử kéo dài trong 8 ngày, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Danh sách bị can bị đưa ra xét xử
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và nhận hối lộ
1. Trần Tùng, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên
Tội nhận hối lộ
1. Nguyễn Văn Văn, cựu Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam
2. Lê Ngọc Tường, cựu Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam.
3. Trần Thị Quyên, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt
4. Nguyễn Mạnh Trường, cựu Chuyên viên Phòng vận tải hàng không (Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT)
5. Lê Thị Phượng, cựu Chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã (thuộc Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương)
Tội che giấu tội phạm
1. Nguyễn Xuân Thông, cựu cán bộ công an
Tội đưa hối lộ
1. Vũ Hồng Quang, cựu Phó phòng vận tải hàng không
2. Trần Thanh Nhã, lao động tự do
3. Vũ Hoàng Dũng, lao động tự do
4. Nguyễn Mạnh Cương, Trưởng phòng Thương mại điện tử Công ty CP thương mại hàng không Vietjet
5. Đặng Nhật Đức, Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan
6. Bùi Đăng Khoa, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Du ngoạn thế giới
7. Trương Thị Mỹ Dung, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại dịch vụ du lịch Ánh Sao Thiên
8. Phạm Quốc Thắng, Giám đốc Công ty TNHH PNR
9. Trần Thị Ngân, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ana Travel
10. Trần Minh Phụng, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ du lịch và xây dựng Gia Huy
Toàn cảnh phiên tòa.
Theo cáo trạng truy tố, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch.
Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.
Đại diện Viện KSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
Lợi dụng chủ trương này và chức vụ quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa.
Những người này trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ. Có người lợi dụng vị trí công tác đã hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra, làm rõ tội phạm của cơ quan chức năng.
Bài liên quan
-
Vụ án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: Cựu Phó giám đốc sở Trần Tùng bị đề nghị mức án từ 12-14 năm tù
-
TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2
-
Huỳnh Xuân T phải bị xét xử theo điểm b khoản 1 Điều 173 với tình tiết định khung hình phạt tái phạm nguy hiểm theo điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS năm 2015
-
Chủ thể của tham nhũng trong khu vực tư - Quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận