Đề xuất quy định xếp bậc nâng bậc Thẩm phán TAND
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định về bậc, điều kiện của từng bậc, việc nâng bậc và số lượng, cơ cấu tỷ lệ các bậc Thẩm phán TAND.
Điều kiện xếp bậc Thẩm phán
Điều 2 của dự thảo đề xuất điều kiện của từng bậc Thẩm phán TAND như sau:
Thẩm phán TAND bậc 1 đáp ứng một trong các điều kiện sau: Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND theo quy định tại khoản 1 Điều 95 của Luật Tổ chức TAND năm 2024; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, TAQS khu vực hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán TAND công tác tại TANDTC theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức TAND năm 2024.
Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức TAND năm 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án TAQS khu vực.
Thẩm phán TAND bậc 2 đáp ứng một trong các điều kiện sau: Có ít nhất 05 năm làm Thẩm phán TAND bậc 1; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, TAQS khu vực hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán TAND công tác tại TANDTC theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 Luật Tổ chức TAND năm 2024.
Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức TAND năm 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án TAQS khu vực;
Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức TAND năm 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án TAND sơ thẩm chuyên biệt; Phó Chánh án TAQS quân khu và tương đương.
Thẩm phán TAND bậc 3 đáp ứng một trong các điều kiện sau: Có ít nhất 05 năm làm Thẩm phán TAND bậc 2; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND cấp cao, TAQS trung ương hoặc năng lực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán TAND công tác tại TANDTC theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 93 của Luật Tổ chức TAND năm 2024.
Có đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán TAND theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức TAND năm 2024; được điều động đến để đảm nhiệm một trong các chức vụ: Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao; Chánh án TAND sơ thẩm chuyên biệt; Chánh án TAQS quân khu và tương đương; Phó Chánh án TAQS trung ương.
Điều kiện nâng bậc Thẩm phán
Điều 3 dự thảo đề xuất việc nâng bậc Thẩm phán TAND quy định như sau:
Căn cứ số lượng Thẩm phán TAND được giao, Chánh án, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền theo phân cấp quản lý đề nghị xét nâng bậc Thẩm phán TAND.
Người được xét nâng bậc Thẩm phán TAND phải đáp ứng đủ các điều kiện của bậc Thẩm phán TAND; đảm bảo tiêu chuẩn chính trị; có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao và đáp ứng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Thẩm phán TAND bậc 1 thuộc một trong các trường hợp sau được xét nâng bậc lên Thẩm phán TAND bậc 2:
Trong 5 năm công tác tính đến thời điểm xét nâng bậc, không có án quá hạn luật định, số lượng án bị hủy và án bị sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt tỷ lệ do Chánh án TANDTC quy định; liên tục được xếp loại công chức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Được bổ nhiệm giữ chức vụ: Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án TAQS khu vực.
Đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh án TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương từ 05 năm trở lên. Trong nhiệm kỳ giữ chức vụ tính đến thời điểm xét nâng bậc, liên tục được xếp loại công chức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.
Trong năm hoặc năm liền kề trước thời điểm xét nâng bậc Thẩm phán, đạt một trong các danh hiệu: "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực".
Thẩm phán TAND bậc 2 thuộc một trong các trường hợp sau được xét nâng bậc lên Thẩm phán TAND bậc 3:
Trong 05 năm công tác tính đến thời điểm xét nâng bậc, không có án quá hạn luật định, số lượng án bị hủy và án bị sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt tỷ lệ do Chánh án TANDTC quy định; liên tục được xếp loại công chức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm được xếp loại "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Được bổ nhiệm giữ chức vụ: Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp cao;
Chánh án TAND sơ thẩm chuyên biệt; Chánh án TAQS quân khu và tương đương; Phó Chánh án TAQS trung ương; Vụ trưởng và tương đương thuộc TANDTC.
Đảm nhiệm chức vụ Phó Chánh án TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phó Chánh án TAND sơ thẩm chuyên biệt; Phó Chánh án TAQS quân khu và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc TANDTC từ 05 năm trở lên. Trong nhiệm kỳ giữ chức vụ tính đến thời điểm xét nâng bậc, liên tục được xếp loại công chức "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên.
Trong năm hoặc năm liền kề trước thời điểm xét nâng bậc Thẩm phán, đạt một trong các danh hiệu: "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực".
Bài liên quan
-
Ban cán sự đảng- Hội đồng Thẩm phán TANDTC kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình làm trưởng đoàn -
Hội đồng Thẩm phán TANDTC họp phiên toàn thể đầu năm 2024
-
Hội đồng Thẩm phán TANDTC bế mạc phiên họp chuyên đề “Xây dựng pháp luật” đầu năm 2023
-
Hội đồng Thẩm phán TANDTC họp phiên toàn thể để xây dựng pháp luật
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Chánh án TANDTC Lê Minh Trí gặp mặt các đồng chí lãnh đạo TANDTC qua các thời kỳ
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Phạm vi trách nhiệm hình sự của hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm an toàn giao thông gây ra
-
Không nhất thiết phải đề cập đến “tờ vé số có phải là tài sản hay không”
Bàn về dự thảo Án lệ số 08/2024/AL -
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận