Điểm cầu TANDTC tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc
Ngày 24/11, Đảng ủy TANDTC tổ chức kết nối trực tuyến với điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết lần thứ XIII của Đảng.
Tham dự tại điểm cầu TANDTC có lãnh đạo TANDTC, thành viên Hội đồng Thẩm phán, Ban Chấp hành Đảng bộ TANDTC, Ban Chấp hành Đảng bộ Văn phòng, Ban Chị ủy Chi bộ các Cục, Vụ thuộc TANDTC, đại diện Ban Chi ủy các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Văn phòng.
Ngoài ra còn có các điểm cầu: TAND cấp cao tại Hà Nội; Học viện Tòa án; TAND cấp cao tại Đà Nẵng; TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh và Vụ công tác phía Nam TANDTC.
Hội nghị đã nghe ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương trình bày báo cáo tóm tắt về việc “Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc; Xây dựng, phát triển văn hóa sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; Các định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.
Xem thêm: Văn hoá soi đường cho quốc dân đi
Đảng ủy TANDTC tổ chức Hội nghị kết nối trực tuyến với điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
Tham luận của ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo. Vấn đề phát triển văn hóa đã được đảng bộ thành phố kế thừa và phát triển qua từng giai đoạn. Đại hội 17 Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020-2025 tiếp tục khẳng định nhận thức một cách hoàn thiện hơn về vấn đề phát triển văn hóa xây dựng con người Hà Nội. Đại hội đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm chú trọng phát triển văn hóa Đảng bộ trên cơ sở phát huy truyền thống nghìn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh phát triển hoàn thiện với những giá trị nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc, có ý thức tôn trọng pháp luật, giàu lòng tự hào dân tộc có ý chí khát vọng phát triển.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển hoàn thiện, hình thành hệ giá trị văn hóa mới trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Tham luận của ông Lê Trường Lưu, Uỷ viên trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong nhiều năm qua Thừa Thiên Huế luôn nhận thức sâu sắc trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa. Luôn xem văn hóa vừa là vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển bền vững. Nghị quyết 54 của BCT và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu quan trọng. Đó là xây dựng phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Trong thời gian tới tỉnh sẽ thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục tuyên truyền quán triệt sâu rộng tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, nghiên cứu triển khai cụ thể hóa các nhiệm vụ giải pháp phát triển văn hóa đến năm 2030; Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức vai trò của văn hóa trong đổi mới và phát triển bền vững; triển khai đồng bộ các giải pháp để xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á; Tập trung các nguồn lực để duy trì các di sản một cách nguyên bản trong đó ưu tiên bảo tồn trùng tu các di tích, quần thể di tích cố đô Huế.
Đại diện lãnh đạo tại An Giang, ông Lê Hồng Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh An Giang cho biết: An Giang là quê hương của Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, là nơi đa dân tộc, đa tôn giáo cùng chung sống hoà thuận lâu đời, từ đó hình thành nhiều nét văn hoá độc đáo. Đây là vùng đất hào hùng với lịch sử chống ngoại xâm và có nhiều di tích vật thể, phi vật thể quốc gia.
Ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh An Giang
An Giang luôn xác định văn hoá là nền tảng tinh thần, là động lực mục tiêu của phát triển phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định biên giới. Trong những năm qua An Giang đã tích cực triển khai, quán triệt, tuyên truyền tổ chức thực hiện các mục tiêu chủ trương đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Đồng thời thực hiện một số giải pháp bảo tồn và phát huy thế mạnh đặc trưng của văn hóa An Giang như: Trùng tu bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa; Lập kế hoạch trùng tu di tích cấp tỉnh; Đề xuất trung ương hỗ trợ trùng tu các di tích cấp quốc gia, nhân dân đóng góp kinh phí cùng nhà nước trùng tu nhằm bảo tồn gìn giữ các đình làng nhằm giữ gìn văn hóa địa phương; An Giang tăng cường bảo tồn phát huy giá trị văn hóa nhất là di sản văn hóa và văn hóa truyền thống thông qua nghiên cứu đề nghị xét tặng di tích di sản văn hóa phi vật thể; Tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc.
Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thuý Mùi, Ủy viên Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết hiện này vẫn còn tồn tại những thách thức như: vẫn còn thiếu vắng sự kế thừa của các nghệ sĩ trẻ, những chuyên gia trẻ chỉ dừng lại tại quảng cáo, tuyên truyền tác phẩm, lĩnh vực sáng tác còn nhiều bất cập trong chi trả nhuận bút; Nghệ thuật sân khấu đang mất dần đi khán giả, nhất là sân khấu truyền thống. Tại Hội nghị NSND Trịnh Thúy Mùi đề xuất sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về chế độ chính sách về nguồn lực, tài lực đảm bảo đời sống cho văn nghệ sĩ, phát triển hài hoà cùng các lĩnh vực khác.
Hội nghị đã nghe bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ biên phòng” tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Khai mạc Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản”
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
Bình luận