H không phải là bị hại trong vụ án
Sau khi đọc bài “Ai là bị hại trong vụ án?” đăng trên Tạp chí Toà án nhân điện tử ngày 02/11/2022 của tác giả Nguyễn Xuân Kỳ. Bài viết đã nhận được một số ý kiến trao đổi của các tác giả. Trong đó, đa số cho rằng H là bị hại trong vụ án.
Quan điểm tôi cho rằng để xác định H có phải là bị hại trong vụ án không cần làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất, cần xác định L có hành vi, lời lẽ đe doạ đối với ai. Thứ hai, mục đích L đe đoạ để làm gì.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của BLTTHS năm 2015 thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Như vậy, trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” bị hại phải là người bị người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của chính bị hại và mục đích mà người phạm tội hướng đến là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của chính bị hại đó.
Trở lại vụ án, L đã nói: “Trong vòng 10 phút tụi mày phải nộp số tiền 20.000.000đ, nếu không tao sẽ chặt tay thằng nhỏ này (nói và chỉ tay vào người H), xong sẽ xử lý tụi mày”. Anh A và anh T xin giảm số tiền nhưng L không cho, sau đó anh A gọi điện cho người thân mượn giúp tiền. Vì chờ lâu chưa có tiền nên L và một số đối tượng dùng gậy ba khúc đánh vào người anh A và anh T nhiều lần. Phân tích tình huống thì “tụi mày” mà L nói ở đây là A và T, chứ không phải là H. Vì L nói nếu không có 20 triệu sẽ chặt tay thằng nhỏ (tức là H) và xử lý tụi mày (tức là A và T). Như vậy, A và T là người bị L đe doạ, còn H chỉ là đối tượng của lời đe doạ của L đối với A và T.
Mặc khác, đối tượng mà L muốn chiếm đoạt tài sản số tiền 20 triệu đồng là “tụi mày”, tức là A và T. Điều này có thể thấy rõ ràng hơn là khi chờ lâu chưa có tiền nên L và một số đối tượng dùng gậy ba khúc đánh vào người anh A và anh T nhiều lần. Ở đây L hoàn toàn không có ý định kêu H kiếm tiền nộp cho L (tức không có mục đích chiếm đoạt tiền của H) mà chỉ yêu cầu A và T (tụi mày) kiếm 20 triệu đồng nộp cho L (tức nhằm chiếm đoạt tiền của A và T).
Từ những phân tích như trên, quan điểm tôi cho rằng H không phải là bị hại trong vụ án.
Tòa án nhân dân huyện Quế Sơn, Quảng Nam xét xử vụ án hình sự - Ảnh: Nguyễn Hồ Thu Thảo
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Nhận thức về đối tượng áp dụng “đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự” để được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
-
Tòa tuyên án với 17 bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận