Hành vi của N, P và Q phạm tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 169 BLHS
Qua nghiên cứu bài viết “N, P và Q phạm tội gì, áp dụng tình tiết định khung tăng nặng như thế nào?” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền đăng ngày 27/12/2023, tôi nhất trí với quan điểm thứ ba của tác giả.
Để có thể xác định đúng tội danh thì cần xem xét các yếu tố cấu thành tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”:
-Khách thể: Là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do của con người. Trong vụ án này, các đối tượng N, P, Q đã dụ dỗ cháu E, đưa E đến nơi đất hoang cách trường khoảng 10 km. Tiếp sau đó, các đối tượng còn dọa đánh, tiêm HIV vào người E là đã xâm phạm về thân thể, quyền tự do của E.
-Mặt khách quan: Thể hiện ở việc bắt và giữ người trái pháp luật. Hành vi bắt người làm cho con tin đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc.
Như vậy, hành vi của N, P, Q là bắt và giữ E trái pháp luật, đưa E đến nơi đất hoang, buộc E phải gọi điện, nhắn tin cho mẹ của E đòi tiền chuộc với số tiền là 01 tỷ đồng đã thể hiện rõ mục đích là bắt cóc E nhằm chiếm đoạt tài sản của mẹ E.
Chủ thể: trong nội dung không đề cập đến ngày, tháng, năm sinh của N, P, Q do đó nên N, P, Q là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên.
- Mặt chủ quan: N, P, Q thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, có bàn bạc trước. Đây là vụ án có tính chất đồng phạm giản đơn.
Về thời điểm hoàn thành tội phạm, tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” được xác định là tội phạm có cấu thành hình thức. Tội phạm hoàn thành khi đối tượng thực hiện được hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Việc người phạm tội có chiếm đoạt được tài sản của người khác hay không thì không có ý nghĩa trong việc định tội. Do đó, đối với vụ án này, ý định chiếm đoạt 01 tỷ đồng của N, P, Q là cơ sở để định khung hình phạt.
Từ các phân tích trên, N, P và Q bị xử phạt về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” quy định tại điểm a khoản 4 Điều 169 BLHS là hoàn toàn có cơ sở.
Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được sự phản hồi và trao đổi cùng với quý đồng nghiệp và bạn đọc.
TAND Tp Hà Nội xét xử bị cáo bắt cóc bé trai đòi 15 tỷ tiền chuộc - Ảnh: PV
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
-
Hệ thống Tòa án nhân dân “đoàn kết, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, đổi mới, vượt khó, hiệu quả”, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
-
Thừa Thiên Huế: Bắt nhóm đối tượng “lừa vàng” chuyên nghiệp
-
Hội thảo khoa học "200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử"
-
Ngành Tòa án nhân dân “Đoàn kết, Trách nhiệm, Kỷ cương, Liêm chính, Đổi mới, Vượt khó, Hiệu quả”
Bình luận