Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2020 có gì thay đổi?

Năm 2020 được đánh giá là năm có nhiều thay đổi của các chính sách bảo hiểm, trong đó có điều kiện và mức hưởng chế độ ốm đau của người lao động

Theo quy định tại điều 25 Luật BHXH 2014, người lao động (NLĐ) được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền (không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy); Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Với quy định này có thể thấy, điều kiện hưởng chế độ ốm đau của NLĐ trong năm 2020 không có sự khác biệt nào so với những năm trước đó.Mức hưởng chế độ ốm đau 2020. Tiền chế độ ốm đau theo khoản 1, điều 28 Luật BHXH hội quy định: Mức hưởng chế độ ốm đau hàng tháng của NLĐ bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường; NLĐ làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng; NLĐ làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường; Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Như vậy, trong năm 2020, NLĐ sẽ được nhận tiền chế độ ốm đau với mức

(đơn vị tính: đồng/tháng):

Vùng Mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc Tiền chế độ ốm đau
Tối thiểu Tối đa Tối thiểu Tối đa
Từ ngày 1-1 Từ ngày 1-7 Từ ngày 1-1 Từ ngày 1-7
Người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
I 4.420.000 29.800.000 32.000.000 3.315.000 22.350.000 24.000.000
II 3.920.000 2.940.000
III 3.430.000 2.572.500
IV 3.070.000 2.302.500
Người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề
I 4.729.400 29.800.000 32.000.000 3.547.050 22.350.000 24.000.000
II 4.194.400 3.145.800
III 3.670.100 2.752.575
IV 3.284.900 2.463.675
Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
I 4.641.000 29.800.000 32.000.000 3.480.750 22.350.000 24.000.000
II 4.116.000 3.087.000
III 3.601.500 2.701.125
IV 3.223.500 2.417.625
Người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
I 4.729.400 29.800.000 32.000.000 3.547.050 22.350.000 24.000.000
II 4.194.400 3.145.800
III 3.670.100 2.752.575
IV 3.284.900 2.463.675

Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, theo quy định tại điều 29 Luật BHXH: Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 đến 10 ngày với mức hưởng mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Cụ thể, từ ngày 1-1-2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày. Từ ngày 1-7-2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày.

 

Trương Tuấn