Nghị quyết số 18-NQ/TW là cơ sở chính trị quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý và sử dụng đất
Tại Hội nghị tập huấn chuyên đề ngày 20/4 tại TANDTC về Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC Phạm Quốc Hưng nhấn mạnh Nghị quyết là cơ sở chính trị quan trọng chứa đựng nhiều nội dung quan trọng mang tính nguyên tắc, định hướng.
Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Phạm Quốc Hưng phát biểu khai mạc cho biết: Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Nghị quyết là cơ sở chính trị quan trọng chứa đựng nhiều nội dung quan trọng mang tính nguyên tắc, định hướng. Thực tiễn giải quyết các vụ án tại các toà án thời gian qua cho thấy 30% các vụ án dân sự và 80% các vụ án hành chính liên quan tới lĩnh vực đất đai. Toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ phân tích tình huống pháp lý và áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp, các hành vi vi phạm do đó việc nắm bắt nguồn gốc cơ sở chính trị pháp lý của mỗi quy phạm sẽ giúp nhận thức và áp dụng pháp luật đúng, thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ án.
Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC, Phạm Quốc Hưng phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nêu rõ, những điểm mới, đột phá trong chủ trương của Đảng được thể hiện xuyên suốt trong nội dung của Nghị quyết, từ quan điểm, mục tiêu đến nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện. Nghị quyết đặt ra 03 yêu cầu lớn đối với việc sửa đổi Luật Đất đai 2013: (1) Nâng cao vai trò đại diện chủ sở hữu và năng lực quản lý của Nhà nước về đất đai; kiên quyết phòng chống tham nhũngtiêu cực trong lĩnh vực đất đai; (2) Nâng cao vai trò của thị trường đối với quản lý và sử dụng đất; (3) Đảm bảo hài hoà trong lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nướctrong đó người dân là trung tâm và không để ai bị bỏ lại phía sau. Đây là 03 yêu cầu có quan hệ chặt chẽ và biện chứng với nhau.
Nâng cao vai trò đại diện chủ sở hữu và phòng chống tham nhũng tiêu cực
Nghị quyết nêu rõ ý nghĩa của sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý cũng như cụ thể hoá sự thống nhất quản lý của Nhà nước về đất đai. Sở hữu toàn dân về đất đai không tách rời sự quản lý thống nhất của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu.
Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai là quản lý theo lãnh thổ quốc gia bao gồm cả diện tích chất lượng, giá trị kinh tế, văn hoá, xã hội quốc phòng an ninh môi trường phân công hợp lý giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương có sự phân cấp phân quyền phù hợp, hiệu quả đối với địa phương.
Việc nâng cao vai trò đại diện chủ sở hữu và năng lực quản lý của Nhà nước về đất đai có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp đảm bảo lợi ích chung của toàn dân và để nhân dân có thể tiếp cận, sử dụng đất công bằng, công khai, hiệu quả và bền vững; Đất đai sẽ được quản lý và sử dụng một cách minh bạch, công khai, có trách nhiệm giải trình; Quản lý của Nhà nước sẽ hiệu lực, hiệu quả hơn, tính kỷ luật, kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất cũng sẽ được nâng cao hơn; Thị trường bất động sản sẽ được điều tiết để phát triển lành mạnh hơn, hiệu quả hơn; Giúp giảm thiểu tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất.
Nghị quyết 18-NQ/TW định hướng việc quy hoạch sử dụng đất phải có tầm nhìn dài hạn, đảm bảo sự thống nhất đồng bộ; kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng sử dụng đấthệ sinh thái tự nhiên thể hiện thông tin đến từng thửa đất.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày chuyên đề tại hội nghị
Nghị quyết đưa ra định hướng mới về quy hoạch sử dụng đất, trong đó đưa ra các nguyên tắc thực hiện “Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp thống nhất, đồng bộ gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để phát triển”
Đặc biệt, Nghị quyết nêu rõ: “Nhà nước bảo đảm đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất”. Việc Nhà nước đảm bảo đủ kinh phí để thực hiện quy hoạch sẽ giúp giảm thiểu được việc lạm dụng quy hoạch để trục lợi, qua đó, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quản lý và sử dụng đất.
Nghị quyết cũng đặt ra yêu cầu cần có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý những trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất và sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng. Kiên quyết thu hồi đất của tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp sử dụng không đúng mục đích, nhất là tại các vị trí có lợi thế, có khả năng sinh lời cao, ngăn chặn thất thoát vốn tài sản nhà nước.
Đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đồng bộ, thống nhất; nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ hiện đại và chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về đất đai, trọng tâm là xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về đất đai, tập trung, thống nhất và hiện đại
Tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về đất đai gắn liền với điều kiện thực thi và kiểm soát, giám sát quá trình thực hiện. Nghị quyết đặt ra yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng đất, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Đảng; thanh gia, giám sát, kiểm soát của Nhà nước; nâng cao vai trò của cơ quan tư pháp trong giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, các bên liên quan và nhân dân.
Tập trung nguồn lực đầu tư cho công tác điều tra, đánh giá tài nguyên đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giám sát sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo và phục hóa đất.
Nâng cao vai trò của thị trường đối với quản lý và sử dụng đất
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, để có thể phát huy được cao nhất nguồn lực đất đai mang lại giá trị cao nhất, nguồn lực này cần được phân bổ cho những ngành lĩnh vực sử dụng hiệu quả nhất cho những người sử dụng hiệu quả nhất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Vai trò của thị trường được nâng cao còn giúp tăng cường tính công khai, minh bạch của thị trường, thị trường sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Nhà nước cũng sẽ có đầy đủ hơn các tín hiệu để quản lý và điều tiết thị trường hoạt động hiệu quả.
Nghị quyết số 18-NQ/TW định hướng đổi mới, hoàn thiện thể chế chính sách về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời khẳng định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Chỉ rõ tính tài sản của quyền sử dụng đất: “Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải quyền sở hữu”. Tạo điều kiện thuận lợi cho “sở hữu toàn dân về đất đai” có thể vận hành hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Điều 105 và Điều 115).
Nghị quyết số 18-NQ/TW cũng mở rộng quyền tiếp cận đất đai đối với người dân và doanh nghiệp: Quy định việc giao và cho thuê đất chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất; hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Đưa ra yêu cầu mới về phương thức thu tiền sử dụng đất giải quyết tranh luận về hình thức thu tiền sử dụng đất, đảm bảo tính linh hoạt (Chủ động trong chu kỳ kinh doanh, thế chấp quyền SDĐ, địa phương có nguồn thu lớn nhưng rủi ro chuyển quyền SDĐ, không đưa đất vào sử dụng, nguồn thu không bền vững, tư duy nhiệm kỳ).
Toàn cảnh hội nghị
Nghị quyết số 18-NQ/TW bỏ khung giá đất và quy định có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất. Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất...công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt.
Thực tế hiện nay Chính phủ quy định khung giá đất, điều chỉnh 5 năm một lần. Các địa phương xây dựng bảng giá đất để các cá nhân tổ chức thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được xác định dựa trên giá đất cụ thể theo các phương pháp định giá khác nhau (tùy thuộc vào quy mô, giá trị của mảnh đất).
Do nhiều nguyên nhân khác nhau giá đất được xác định để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thường thấp hơn so với giá thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện gia tăng và nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.
Tiếp tục thực hiện cơ chế tự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người dân trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án về đô thị, nhà ở thương mại. Sớm xây dựng và hoàn thiện cơ chếchính sách để các cá nhân tổ chức, hộ gia đình có thể tham gia vào dự án đầu tư thông qua việc chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Nghị quyết cũng mở rộng hạn mức và đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch. Điều này tạo sự linh hoạt theo cơ chế thị trường.
Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh an toàn, bền vững; kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai. Nghị quyết yêu cầu đẩy mạnh thương mại hoá quyền sử dụng đất; Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai. Khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp – ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đánh giá tất cả những điều kể trên giúp cho thị trường quyền sử dụng đất trở nên linh hoạt hơn. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tập trung đất đai và ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp qua đó làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Khắc phục tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp và tâm lý “sợ mất đất” của người nông dân, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai và chủ động hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Làm tăng tính công khai, minh bạch và hạn chế được tình trạng lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất.
Đảm bảo hài hoà trong lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đây là vấn đề quan trọng, then chốt giúp giảm tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp, tố cáo về đất đai. Khắc phục tình trạng đất đai bị hoang hóa, sử dụng không đúng mục đích. Góp phần đảm bảo tính xã hội chủ nghĩa trong quản lý và sử dụng đất qua đó, hiệu quả quản lý và sử dụng đất sẽ được nâng cao hơn.
Nghị quyết số 18-NQ/TW đã quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà phải tái định cư thì phải thực hiện tái định cư trước khi thu hồi đất. Đồng thời, phải đảm bảo được sinh kế cho người dân: hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất.
Chính sách tài chính về đất đai phải bảo đảm hài hoà trong lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch– Có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương.
Những người sử dụng nhiều nhà, đất và đầu cơ đất đai sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, những người trong tình trạng yếu thế hay có những trách nhiệm mang tính quốc gia, cộng đồng, sẽ có những chính sách đảm bảo cho họ có cơ hội tiếp cận và sử dụng đất tốt hơn.
Thêm vào đó, do thuế là vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến mọi người dân, tổ chức và hộ gia đình, nên Nghị quyết đặt ra yêu cầu xây dựng, hoàn thiện chính sách về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam (trình độ phát triển và điều kiện cụ thể) và theo một lộ trình thích hợp. Không đặt vấn đề về thuế tài sản.
PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn đánh giá đây chính là sự hài hòa trong lợi ích giữa người dân, Nhà nước, nhà đầu tư và đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Điều này cũng sẽ giúp giảm khiếu nại, khiếu kiện và đất đai cũng sẽ được quản lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Ba yêu cầu lớn của Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với việc hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai, trong đó trọng tâm là sửa đổi Luật đất đai năm 2013 và các luật khác có liên quan, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ cũng chính là yêu cầu phải xử lý tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội trong quản lý và sử dụng đất.
Bài liên quan
-
Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa và Ban quản lý Dự án và Phát triển Quỹ đất huyện Mường Ảng
-
Bình luận Án lệ số 33/2020/AL về trường hợp cá nhân được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng mà để người khác quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài
-
Những chính sách giá vé chưa từng có tại DIFF 2025
-
Nghị quyết về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của hệ thống Tòa án
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bổ sung 6 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
-
Hành vi chiếm đoạt của Lê Hoàng D phạm “tội cướp tài sản” theo điểm b khoản 3 Điều 168 BLHS năm 2015
-
Tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn đại biểu kiều bào tham dự Chương trình "Xuân Quê hương 2025"
-
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 2024
Bình luận