Cần làm rõ văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
Cho rằng mình không ký vào văn bản từ chối di sản thừa kế của cha mẹ để lại, bà Trần Thị Thu (SN 1962) trú tại Thôn Tam Bình, xã Cư KLông, huyện KRông Năng, Tỉnh Đắc Lắc có đơn gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắk yêu cầu làm sáng tỏ sự việc và yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.
Từ việc người đã mất không để lại di chúc đến văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế được lập tại UBND xã
Trong đơn gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí bà Trần Thị Thu cho biết: Cha mẹ bà sinh được 5 người con, gồm chị và Trần Thị Liên, Trần Văn Thông, Trần Thị Phương ,Trần Văn Thương và tạo dựng có mảnh đất có diện tích 18970m2 tại Ấp 3, xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, khi ba mẹ chị mất không để lại di chúc. Lớn lên bà và Trần Thị Liên, Trần Văn Thông, Trần Thị Phương đi làm ăn xa, cha mẹ ở cùng với người em là Trần Văn Thương và vợ chồng người em chăm nom, sử dụng đất từ đó tới nay. Việc cha mẹ bà mất không để lại di chúc thừa kế nên phần tài sản phải được chia cho những người con trong gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây bà mới biết phần đất của cha mẹ để lại đã đứng tên 4 người em của bà gồm: Trần Thị Liên, Trần Văn Thông, Trần Thị Phương ,Trần Văn Thương. Trong đơn bà cũng cho biết thêm, trong văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế được lập ngày 02/10/2020 tại UBND xã Cư KLông, huyện KRông Năng, Tỉnh Đắc Lắc bà không ký và điểm chỉ nhưng không hiểu lý do nào lại có chữ ký và dấu vân tay của bà.
Đơn trình bày được bà Trần Thị Thu gửi đến các cơ quan chức năng quan chức năng yêu cầu làm sáng tỏ sự việc.
Theo bà Thu văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế có nhiều mâu thuẫn, bất cập cần làm sáng tỏ
Mâu thuẫn trong lý do từ chối nhận tài sản thừa kế:
Trao đổi với phóng viên bà Trần Thị Thu cho biết: Hiện gia đình tôi rất khó khăn, bản thân tôi cũng đang hưởng trợ cấp xã hội, nên tôi không có lý do để ký văn bản từ chối di sản thừa kế do cha mẹ để lại.
Về thời điểm xuất hiện văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế:
Cụ ông Trần Đình Thanh bố bà Thu mất năm 2009, cụ bà Trần Thị Sáng mẹ bà Thu mất năm 2016 nhưng đến ngày 02/10/2020 thì xuất hiện văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế.
Yêu cầu xác minh, làm rõ
Bà Thu nhớ lại: Khoảng cuối năm 2020 bà được người em rể tên Nguyễn Văn Thắng trú tại Thôn Tam Bình, xã Cư KLông, huyện Krông Năng (nguyên chủ tịch xã Cư Klông là chồng em gái tôi là Trần Thị Liên) có nói bà lên xã ký giấy tờ gì đó để làm giấy tờ về đất đai ở quê dưới Đồng Nai, rồi tất cả giấy tờ như chứng mình nhân dân, tuỳ thân đều do vợ chồng người em gái Trần Thị Liên giữ và tự đi làm.
Đề nghị được chia thừa kế theo pháp luật
Bà Thu bức xúc: Việc cơ quan chức năng xác nhận văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế của tôi là hoàn toàn trái pháp luật và đạo đức. Tôi chưa hề ra văn phòng công chứng, do đó việc xác nhận của văn phòng công chứng là hết sức vô lý. Tài sản do cha mẹ tôi để lại tôi phải được thừa hưởng quyền lợi như nhau cùng với 4 người em. Phải chăng có ai đứng sau sự việc này mới xuất hiện văn bản từ chối di sản thừa kế có chữ ký vân tay của tôi?
Sự việc bà Thu không đồng ý việc từ chối nhận di sản thừa kế do cha mẹ bà để lại nhưng xuất hiện chữ ký và điểm chỉ tay của bà trong văn bản xác thực từ chối nhận di sản thừa kế khiến bà bức xúc. Cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bà Trần Thị Thu đã có đơn gửi đến cơ quan chức năng tỉnh Đắc Lắk yêu cầu vào cuộc xác minh làm rõ sự việc. Đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai hủy Giấy đăng ký quyền sử dụng đất đứng tên 4 người em của bà.
Phóng viên đã trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, Công ty Luật TNHH Trường Lộc, Ls Tuấn cho rằng: Theo quy định về điều kiện là Người thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, thì bà Thu thuộc hàng thừa kế thứ nhất và không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, việc bà Thu có yêu cầu làm rõ tính hợp pháp của văn bản từ chối nhận tài sản thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình cần được các cơ quan chức năng xem xét.
Bài liên quan
-
Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính sơ thẩm - Thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
-
Một số giải pháp và kiến nghị để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số tại Tòa án và xây dựng Tòa án điện tử
-
Thủ tục hòa giải, đối thoại theo Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án - Bất cập và một số kiến nghị
-
Chủ thể rút yêu cầu khởi kiện trong vụ án dân sự - bất cập và kiến nghị
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Bác kháng cáo, tuyên án tử hình “Quân Idol”
-
Bất cập của quy định “đương nhiên được xóa án tích” theo Bộ luật Hình sự năm 2015
-
Cần truy tố và xét xử Nguyễn Văn B về tội “mua bán trái phép súng săn”
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
-
Hội thi “Tiếng hát người giữ rừng” tại Quảng Nam
Bình luận