Phát huy vai trò của báo chí truyền thông
trong đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam
PGS.TS. Tường Duy Kiên đã phân tích làm rõ các luận điệu xuyên tạc và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, phát huy vai trò của báo chí trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái thù địch trên lĩnh vực dân chủ, quyền con người ở Việt Nam.
Tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về quyền con người do Bộ TT-TT tổ chức, PGS.TS. Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phân tích, làm rõ các luận điệu xuyên tạc và đề xuất phương hướng, nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Nhận diện luận điệu xuyên tạc về quyền con người
Theo PGS.TS. Tường Duy Kiên, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay gồm: Phủ nhận thành tựu, đường lối của Đảng về dân chủ, nhân quyền; lợi dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài, nhằm phá hoại và làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo, lợi dụng các vụ việc phức tạp liên quan tới tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo.
Xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp, kích động khuynh hướng cực đoan, phủ nhận thành quả cách mạng, bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất công Bộ luật Hình sự”; xuyên tạc, kích động trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa - nghệ thuật, đạo đức, lối sống; kích động, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến, “tự chuyển hoá” sang tư tưởng nhân quyền tư sản.
Kích động các cá nhân, tổ chức trong nước tổ chức bạo động, bạo loạn và nhờ nước ngoài khiếu kiện Việt Nam. Tạo dựng “ngọn cờ” chống phá, kích động, lôi cuốn lực lượng chính trị đối lập theo kiểu “đa nguyên, đa đảng” ở nước ta.
Để đấu tranh chống các quan điểm, sai trái thù địch, xuyên tạc về quyền con người ở Việt Nam, Theo PGS.TS. Tường Duy Kiên cần thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền; từ đó đổi mới nội dung, phương pháp đấu tranh, thực hiện nguyên tắc trong đấu tranh, có đối thoại, trong đối thoại có đấu tranh.
Đa dạng hóa các hình thức đấu tranh, chủ động, tích cực nhận diện, phê phán, phản bác, ngăn chặn từ xa; xử lý công khai, minh bạch bằng pháp luật, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn sử dụng dân chủ, nhân quyền như một công cụ chống phá chế độ chính trị - xã hội để góp phần làm sáng tỏ và thực hiện, phát huy nền dân chủ XHCN ở Việt Nam hiện nay.
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp trong phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực quyền con người trong cả hệ thống chính trị; nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn, chuyên trách trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Ngăn chặn, xử lý nghiêm minh bằng pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về đấu tranh với các quan điểm thù địch trên lĩnh vực quyền con người.
Coi trọng phát hiện các yếu tố tích cực, điển hình tiên tiến, những cán bộ, đảng viên, chức sắc tôn giáo, già làng tiêu biểu để tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm hay, tiếp tục xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đấu tranh có hiệu quả đối với các âm mưu, thủ đoạn thù địch trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam trong thời gian tới.
PGS.TS. Tường Duy Kiên phổ biến về vấn đề quyền con người đến các đại biểu làm công tác thông tin truyền thông
Phát huy vai trò của báo chí trong vấn đề quyền con người
Cũng theo PGS.TS. Tường Duy Kiên, Luật Báo chí năm 2016, đã thể hiện sinh động mối quan hệ giữa quyền con người và quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; đồng thời thể hiện rõ lợi thế của truyền thông, báo chí trong bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người và chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trên lĩnh vực quyền con người.
Các cơ quan báo chí cần tăng cường tuyên truyền định hướng dư luận, đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc; nhận diện được các thế lực phản động, thù địch; nhận diện được các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng dân chủ, nhân quyền can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam.
PGS.TS. Tường Duy Kiên cho rằng, để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, những người làm công tác thông tin truyền thông cần nắm vững các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Hiểu, thực hiện tốt các nguyên tắc, quy định của Hiến pháp, pháp luật về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí - đó là các quyền có giới hạn.
Cần nắm vững tính hai mặt của thiết chế truyền thông, báo chí trong bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Bởi báo chí cũng có thể vi phạm quyền con người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số vấn đề đáng lo ngại như: có sự vi phạm quyền bí mật đời tư, nhiều thông tin trên báo chí còn thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội; nhiều nội dung tin, bài giật gân, câu khách; tính trung thực của báo chí bị giảm sút.
PGS-TS Tường Duy Kiên, Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Bài liên quan
-
Tuyên truyền chính sách pháp luật về quyền con người là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
-
Khó khăn trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm do ảnh hưởng từ trí tuệ nhân tạo - Một số kiến nghị hoàn thiện
-
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
-
Bắt tạm giam đối tượng xuyên tạc thông tin về vụ án Hồ Duy Hải
Bài đọc nhiều nhất tuần
-
Xác định mức tiền phạt vi phạm hành chính - Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định “đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu”
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng ban hành bản án của Tòa án
-
Kiến trúc Hà Nội thời bao cấp: Một di sản bị quên lãng
-
Thực trạng áp dụng án lệ trong giải quyết các tranh chấp dân sự tại Việt Nam
Bình luận